【tỷ số ngày hôm nay】Triển vọng từ một mô hình tạo sinh kế

Được hỗ trợ dê giống từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,ểnvọngtừmộtmhnhtạosinhkếtỷ số ngày hôm nay các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành rất phấn khởi, hy vọng mô hình giúp kinh tế gia đình phát triển.

Được hỗ trợ dê giống người dân rất phấn khởi, hy vọng mô hình sẽ giúp cải thiện thu nhập gia đình.

Mô hình phù hợp với thực tế địa phương

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Châu Thành đã giao kinh phí cho thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Mái Dầm và xã Phú Tân để thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Để triển khai dự án, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khảo sát, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo (trong 36 tháng) tham gia. Phổ biến công khai nguồn kinh phí, nội dung và mức hỗ trợ đến các hộ dân. Về hình thức hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình bằng cây trồng hoặc vật nuôi, phương tiện sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

Theo ông Đỗ Văn Lô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Châu Thành, ba địa phương đều thực hiện mô hình nuôi dê. Đây là mô hình phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, bởi người dân có thể tận dụng nguồn mít phế phẩm làm thức ăn cho dê, góp phần tiết giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho gia đình. 

Thực hiện mô hình nuôi dê có 66 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Mái Dầm và xã Phú Tân tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 5 con dê giống, với trị giá không quá 30 triệu đồng.

Là một trong những hộ được hỗ trợ dê giống, ông Huỳnh Thanh Giao, ở ấp Phú Lễ  A, xã Phú Tân, chia sẻ: “Khi được địa phương thông báo về thực hiện dự án giảm nghèo, chúng tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì gia đình sẽ được hỗ trợ mô hình sinh kế, còn lo không biết nuôi con gì, trồng cây gì sẽ phù hợp với điều kiện của gia đình. Khi mọi người thống nhất mô hình nuôi dê, tôi cũng bớt lo, vì ở địa phương có nhiều hộ nuôi dê cho thu nhập khá. Ngoài ra, giá cả của dê cũng cao, người dân chúng tôi yên tâm”.

Cải thiện thu nhập, thoát nghèo bền vững

Theo ông Đặng Đoàn Quốc Bảo, Chủ tịch UBND thị trấn Ngã Sáu, trên địa bàn thị trấn có 87 hộ nghèo và 62 hộ cận nghèo, việc hỗ trợ mô hình nuôi dê sẽ tạo điều kiện cho bà con cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ngoài tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc, tiêm ngừa, chính quyền địa phương còn chỉ đạo tổ kỹ thuật thường xuyên theo dõi quá trình chăn nuôi của người dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần phát huy tối đa hiệu quả của mô hình.

Dê là vật nuôi có khả năng kháng bệnh tốt, có thể ăn các loại cây, cỏ, lá, hay các phụ phẩm nông nghiệp. Do vậy, việc tìm nguồn thức ăn cho dê khá dễ dàng. Anh Đinh Quốc Tuấn, ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu, cho biết: “Nuôi dê có lợi thế là dễ chăm sóc và cũng không quá vất vả. Gia đình có mảnh vườn nhỏ trồng ít mít, xoài, chuối, tôi tận dụng nguồn “cây nhà, lá vườn” này để làm thức ăn cho dê nên không tốn nhiều chi phí mua thức ăn. Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, tôi còn học hỏi kỹ thuật, cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở dê…”. Gia đình anh Tuấn là hộ nghèo, không có nghề nghiệp, vợ chồng anh đi làm mướn. Được hỗ trợ mô hình nuôi dê lần này, anh hy vọng sẽ giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Để người dân yên tâm trong quá trình chăn nuôi, công ty cung cấp con giống không chỉ hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho dê mà còn thu mua cho bà con, do đó người dân không phải lo lắng về vấn đề đầu ra.

Hỗ trợ sinh kế để tăng thu nhập cho người dân là điều kiện cần và tiên quyết trong quá trình giảm nghèo bền vững.

Thực hiện mô hình nuôi dê có 66 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong 36 tháng) ở thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Mái Dầm và xã Phú Tân tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 5 con dê, với giá trị không quá 30 triệu đồng.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

World Cup
上一篇:Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
下一篇:Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế