您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kết quả az alkmaar】Sâu đậm và đầy hoài niệm

Cúp C16人已围观

简介Lại gần với nhạc TrịnhHuế có nhiều người yêu nhạc Trịnh Công Sơn, bởi thế, mỗi năm đến 1/4, Huế lại ...

Lại gần với nhạc Trịnh

Huế có nhiều người yêu nhạc Trịnh Công Sơn,âuđậmvàđầyhoàiniệkết quả az alkmaar bởi thế, mỗi năm đến 1/4, Huế lại lắng đọng với những chương trình tưởng niệm người con tài hoa của quê hương. Mỗi người bằng tình cảm chân thành cùng nhau họp mặt, tự tạo cho mình không gian hát Trịnh, mộc mạc và ấm cúng. Đôi khi chỉ với đàn guitare và ánh nến, những người yêu nhạc Trịnh lại gần với nhau, cùng hát, lắng nghe, trò chuyện để tưởng nhớ ...

Nhiều năm nay, chương trình tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng âm nhạc trở thành công việc quen thuộc của nhóm nữ sinh Huế xưa. Có thể là không gian rộng rãi hay trong gian phòng hẹp từ hồi còn Gác Trịnh, âm nhạc của Trịnh cứ lặng lẽ tuôn trào, hết “Hạ trắng” lại đến “Mưa hồng”, “Diễm xưa”… Nhiều chương trình ngay tại Gác Trịnh: “Để gió cuốn đi”, “Ngoài phố mùa đông”, “Nhìn những mùa thu đi” hay những chiều hát “Về giữa phố xá thênh thang” ngay trên đường Trịnh Công Sơn trở thành một hình ảnh đẹp trong nếp sống văn hóa của người Huế, thu hút rất đông công chúng.

Nhà báo Hoàng Thị Thọ, một thành viên của nhóm từng chia sẻ, họ yêu nhạc Trịnh sâu đậm như thế bởi âm nhạc của ông gắn bó với họ từ thuở hoa niên cho đến bây giờ: “Một thời tuổi trẻ của chúng tôi gắn bó, đắm mình trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn với những ca khúc hát cho quê hương, trong những đêm không ngủ hát cho đồng bào nghe, những ngày xuống đường trong phong trào đấu tranh đô thị”.

Không chỉ bằng âm nhạc, nghệ sĩ Huế còn thể hiện nỗi nhớ người nhạc sĩ tài hoa bằng hội họa. Lấy cảm hứng sáng tạo từ chính âm nhạc của Trịnh, họa sĩ Đặng Mậu Triết từng vẽ hàng chục bức tranh và tổ chức triển lãm “Dấu chân ngựa về” nhân 14 năm ngày mất của ông. Dịp kỷ niệm 15 năm, anh em họa sĩ Huế đã rủ nhau vẽ Trịnh. Trong triển lãm “Niệm”, những ca từ của người nhạc sĩ tài danh được họa vào tranh.

Dòng chảy tiếp nối

Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và gia đình ông, Huế luôn có một vị trí đặc biệt. Nhiều năm nay, trong những chương trình tưởng niệm nhạc sĩ do gia đình tổ chức trên khắp cả nước luôn có một chương trình dành riêng cho Huế như cuộc hành hương trở về cội nguồn – về Huế. Năm nay, chương trình "Nhớ Trịnh Công Sơn 2018" được tổ chức tối 28/4 trong khuôn khổ hoạt động Festival Huế.

Theo chia sẻ của đại diện gia đình nhạc sĩ, với chủ đề về quê hương, thân phận và tình yêu, với phố, ru, ca khúc da vàng, nhạc thiếu nhi và có cả trường ca với 13 đoản khúc, chương trình được tóm gọn đầy đủ trong chữ "thiền", kêu gọi con người thương yêu nhau, lại gần với nhau.

Chương trình có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng, như: Hồng Nhung, Lệ Quyên, Ngọc Mai, Đức Tuấn, Lân Nhã, Tấn Sơn, Saxophonists Trần Mạnh Tuấn và An Trần… Hình thức phối nhạc và hòa âm sẽ có một số điểm nhấn, như: Phong cách hàn lâm được hòa âm tinh tế nhất với những nhạc cụ dân tộc Việt trên nền nhạc phương Tây, chất "thiền" được thể hiện đầy tương phản giữa sự thinh lặng và sự hùng tráng trong lối hòa âm và theo quy chế dàn nhạc.

Năm nào cũng vậy, Phòng trà Hoàn Kiếm luôn tạo ra những không gian âm nhạc của Trịnh, trang trọng và chỉn chu. Năm nay, chương trình tưởng niệm 17 năm ngày mất nhạc sĩ có chủ đề “Lời thiên thu gọi” diễn ra vào tối 1/4 sẽ giới thiệu đến khán giả hơn 20 ca khúc viết về tình yêu, thân phận, như: Chiếc lá thu phai, Lời thiên thu gọi, Đêm thấy ta là thác đổ, Ru ta ngậm ngùi...

Người Huế có nhiều cách để nhớ Trịnh, theo cách riêng của mình. Đâu đó ở Huế sẽ có nhiều không gian tưởng niệm khác, trong những khu vườn khuya hay trên những hè phố vắng tĩnh lặng, với lối hát du ca hay phòng trà tráng lệ. Chúng sẽ đặc biệt như cảm nhận của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh: “Huế luôn có một phong cách riêng, rất Huế, sâu lắng, đầy cảm xúc và đậm chất hoài niệm”.

Trang Hiền

Tags:

相关文章