| Xuất siêu kỷ lục gần 19,ấtsiêuquotkhủngquottiềmẩnkhôngítlongạtrận copenhagen1 tỷ USD, dấu ấn đặc biệt EVFTA | | Infographics: Nông sản xuất siêu ấn tượng 10,4 tỷ USD năm 2020 | | Khống chế được dịch bệnh, Việt Nam sẽ giữ được xuất siêu kỷ lục | | Thấp thỏm âu lo khi xuất siêu kỷ lục |
| TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) |
Năm 2020, Việt Nam xuất siêu kỷ lục. Song nhiều ý kiến cho rằng, không nên quá vui mừng vì kết quả này, thậm chí xuất siêu càng lớn nỗi lo càng nhiều bởi tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững cho XK. Quan điểm của ông như thế nào? Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, xuất siêu lớn có 4 điểm rất đáng lo ngại. Điểm lo ngại thứ nhất, xuất siêu chỉ do XK tăng. Thực tế, XK không tăng nhiều mà NK tăng quá thấp là chính. NK tăng quá thấp năm nay do đại dịch khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, tạo gián đoạn, đóng cửa thông thương biên giới, nền kinh tế nhiều nước đình trệ... Trong khi đó, nhu cầu NK của Việt Nam rất lớn vì là nền kinh tế gia công, XK. Hầu hết hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo là gia công, ví dụ dệt may, da giày, điện tử và linh kiện, sắt thép… Cũng phải nói thêm rằng, Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, NK rất nhiều trang thiết bị, công nghệ. DN FDI NK máy móc thiết bị, bản thân DN nội địa cũng vậy. Với một đất nước NK chủ yếu là tư liệu sản xuất mà NK chỉ tăng 1,5% trong 11 tháng năm 2020, XK tăng mạnh hơn thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Điểm lo ngại thứ hai là Việt Nam xuất siêu cao chủ yếu do DN FDI. Nhiều năm nay, DN FDI xuất siêu cao, DN nội địa nhập siêu lớn. Hiệu của 2 bên là xuất siêu của nền kinh tế. Điểm lo ngại thứ ba là nguồn gốc xuất siêu. Việt Nam xuất siêu sang các nước có công nghiệp phát triển như EU, Mỹ nhưng lại nhập siêu từ khu vực châu Á (Trung Quốc, một số nước ASEAN...) Đây là những nước trình độ công nghệ không cao hơn Việt Nam bao nhiêu. Đó là điều không mong muốn. Mỹ, EU mới là các nước có công nghệ nguồn. Điểm lo ngại thứ tư là Việt Nam xuất siêu vào rất nhiều thị trường có khả năng khiến hàng Việt bị cảnh báo, hạn chế. Trên thực tế, mới đây, Liên minh Kinh tế Á-Âu đã đưa ra biện pháp hạn chế NK dệt may Việt Nam do XK dệt may Việt Nam vào thị trường này tăng vọt khi Việt Nam có FTA với khu vực này. Hiện nay, Mỹ nhập siêu từ Việt Nam cũng rất lớn. Dù Mỹ hiện chưa áp dụng biện pháp nào với Việt Nam nhưng Mỹ đã có biện pháp áp dụng với Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân chính phía Mỹ nêu ra làm lý do là nhập siêu từ thị trường Trung Quốc quá lớn. Năm 2020, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có nhiều dấu ấn nổi bật, điển hình là thực thi FTA Việt Nam-EU (EVFTA). Ông có cho rằng, việc thực thi các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA… là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm tổn thất, thiệt hại trong XK hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh Covid-19? Việt Nam rất tích cực tham gia các FTA, kể cả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và FTA Việt Nam-Vương quốc Anh kết thúc đàm phán mới đây Việt Nam sẽ có tổng cộng 14 FTA. Trong số đó, có 12 FTA đã có hiệu lực. Trong 12 FTA đang có hiệu lực, 2 FTA thế hệ mới là CPTPP, EVFTA mở cửa thị trường nhanh mạnh hơn nhiều, có các cam kết rất rộng. Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến CPTPP giúp thúc đẩy XK hàng Việt sang các thị trường mới mà Việt Nam chưa có FTA trước đó như Peru, Canada… Các thị trường Việt Nam đã có FTA, XK cũng được thúc đẩy. Với EVFTA từ khi thực thi (1/8/2020), điểm nhìn thấy rõ nhất là thúc đẩy XK nông, lâm, thủy sản rất mạnh sang các nước EU. Rõ ràng, thực thi các FTA giúp thúc đẩy mạnh mẽ XK. Hàng Việt Nam XK sang nhiều nước là hàng thiết yếu cho nên cũng tận dụng được một phần cơ hội. Tuy nhiên, điểm đáng quan tâm là DN cần tận dụng triệt để hơn cơ hội từ các FTA đem lại. Để tận dụng được, DN phải đảm bảo được yêu cầu rất khắt khe của các FTA đặc biệt là xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm cao, nghiêm ngặt. Một yếu tố nữa là, tiêu chuẩn môi trường, lao động trong FTA thế hệ mới là những nội dung mà các FTA khác không có. Liên tục nhiều tháng trong “bức tranh” XK năm nay, vai trò của DN nội địa được nhấn mạnh là điểm sáng bởi tốc độ tăng trưởng XK mạnh mẽ. Xu thế này đã diễn ra vài năm trở lại đây, vậy có thể coi là sự tăng trưởng bền vững hay không, thưa ông? Nhiều năm gần đây, DN FDI đóng vai trò chi phối XK của Việt Nam, tỷ trọng XK liên tục tăng và mức cao nhất là DN FDI chiếm tỷ trọng XK 72,6% năm 2017, sau đó giảm một chút. Hiện nay, khối DN FDI vẫn giữ tỷ trọng XK trên 71%. Tỷ trọng XK của DN Việt Nam liên tục giảm. Không chỉ về tỷ trọng XK, nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng XK của DN FDI luôn cao hơn DN trong nước. Xuất siêu là do DN FDI, thành tích XK là do DN FDI quyết định. Tuy nhiên từ năm 2018 đến nay có một số chuyển biến tích cực. Tỷ trọng XK của DN Việt có tăng lên và năm nay tỷ trọng XK của DN nội địa là gần 29%. Năm 2018 và năm 2019, tỷ trọng XK của DN FDI quay đầu giảm xuống dưới 70% nhưng năm nay lại tăng lên mức hơn 71%. DN Việt có cải thiện về tỷ trọng XK nhưng quá chậm, chưa ổn định. Tốc độ tăng trưởng có thời điểm đã vượt khối FDI nhưng hiện nay bắt đầu giảm. Điểm yếu cố hữu vẫn là nhập siêu. Từ đó cho thấy xu thế cải thiện của DN Việt trong cơ cấu XK chưa đủ để đánh giá bền vững, còn phải nỗ lực nhiều. Chính phủ phải hỗ trợ rất nhiều, chính sách phải phù hợp trong khuôn khổ các cam kết quốc tế. Ngoài ra, bản thân DN cũng phải nỗ lực để cải thiện vị thế trong XK. Xin cảm ơn ông! |