【dortmund vs cologne】Bám bản mang con chữ đến vùng lõi đại ngàn Pù Huống
时间:2025-01-10 11:25:15 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Na Ngân nằm giữa đại ngàn Pù Huống,ámbảnmangconchữđếnvùnglõiđạingànPùHuốdortmund vs cologne cách trung tâm xã Nga My hơn 20km. Dù cuộc sống ở Na Ngân còn đó những khó khăn, nhưng giữa vùng lõi đại ngàn Pù Huống, con chữ vẫn từng ngày được “ươm mầm” nhờ những giáo viên cắm bản luôn nặng lòng, trách nhiệm, tâm huyết với nghề, yêu thương con trẻ.
Gian nan đường đến Na Ngân
Na Ngân là một trong 9 bản của xã Nga My. Để đến được điểm trường bản Na Ngân phải mất nhiều giờ đồng hồ đi xe máy trên con đường đất cheo leo, hiểm trở với vách núi, vực sâu của dãy núi Pù Hiêng và những con dốc cao ngất, trơn, trượt, phải vượt suối Nậm Ngân. Con đường độc đạo này, các giáo viên ở Điểm trường Tiểu học khối bản Na Ngân đã quen lối hơn 24 năm nay.
Đi qua một cây cầu gỗ đơn sơ bắc qua suối Nậm Ngân mà dân bản và thầy cô cất công dựng nên từ nhiều năm qua là trung tâm bản. Na Ngân có hơn 150 hộ dân với hơn 750 nhân khẩu, đều là dân tộc Thái, sinh sống quần tụ phía cuối thung lũng. Điểm trường Tiểu học Na Ngân và Điểm trường Mầm non Na Ngân là hai công trình xây dựng duy nhất trên địa bàn Na Ngân.
Năm học 2023 - 2024, Điểm trường Tiểu học Na Ngân có 45 cháu học sinh thuộc các lớp 1, 2 và 5, là con em dân tộc Thái. Đảm nhận công tác giảng dạy ở điểm trường có 3 giáo viên, trong đó có một cô giáo. “Đóng chân” trên địa bàn đặc thù vùng khó khăn, nên công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng gặp nhiều thiếu thốn, vất vả.
Sau quá trình công tác hơn 25 năm ở địa bàn các xã Nhôn Mai, Yên Thắng (huyện Tương Dương, Nghệ An), đến năm 2022, thầy giáo Lữ Văn Hồng chuyển về giảng dạy ở xã Nga My. Sau thời gian công tác ở bản Canh - một trong những bản khó khăn của xã Nga My - từ tháng 9/2023, thầy Hồng chuyển công tác vào bản Na Ngân, đảm nhận giảng dạy lớp 2.
Theo thầy Lữ Văn Hồng, Na Ngân là vùng đất có khí hậu rất khắc nghiệt, những ngày lạnh, nền nhiệt ở thung lũng giảm rất sâu, chênh lệch rất lớn so với vùng ngoài đại ngàn Pù Huống. Hiện tại nguồn nước sinh hoạt, nấu ăn hằng ngày của thầy cô tại điểm trường là nguồn nước khe, suối tự chảy, đấu nối bằng ống dẫn từ các hộ dân trong bản. Gia đình thầy Hồng ở xã Tam Quang (huyện Tương Dương, Nghệ An), cách bản Na Ngân gần 100km. Dịp cuối tuần, thầy thường tranh thủ về nhà. Nhưng những ngày trời mưa to, đường trơn trượt, nước suối Nậm Ngân dâng cao, thầy phải ở lại trường.
Đảm nhận công tác giảng dạy ở khối lớp 5 ở điểm trường Tiểu học Na Ngân là thầy giáo Vi Văn Tuấn, người có 20 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục tại địa bàn xã Nga My. Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 9 thầy Tuấn “cắm bản” ở điểm trường khối bản Na Ngân. Những khó khăn, vất vả khi “cắm bản” ở vùng trũng Na Ngân, hơn ai hết, thầy Tuấn là người "nếm” đủ.
Thầy giáo Vi Văn Tuấn, chia sẻ: Cứ vào mùa mưa lũ, mỗi khi đi từ trung tâm xã vào điểm trường bản Na Ngân và ngược lại, phải đối diện với hiểm nguy do đường hẹp, lắm dốc cao, vực sâu, trơn trượt. Trước năm 2010, khi chưa có đường, thầy, trò phải đi bộ dọc ven suối Nậm Ngân và hơn 40 lần phải lội qua khe suối.
"Những lần di chuyển như vậy, chúng tôi phải đùm cơm mang theo ăn dọc đường. Đi từ trung tâm xã Nga My lúc gà rừng eo óc gáy sáng, đến mãi tận hơn 3 giờ chiều cùng ngày mới vào được bản Na Ngân. Đến năm 2010, con đường xuyên rừng nối trung tâm xã Nga My với các bản Na Ca, Na Canh, Xốp Kho vào bản Na Ngân thọt thỏm trong thung lũng giữa đại ngàn Pù Huống được hình thành. Thời gian đi lại được rút ngắn nhưng việc phải vượt dốc cao, vực sâu cũng chẳng làm đi nỗi vất vả, khó nhọc của các giáo viên và người dân trong bản mỗi khi đi lại", thầy giáo Vi Văn Tuấn chia sẻ.
Bám bản vì học trò nghèo
Theo thầy giáo Vi Văn Tuấn, toàn bộ học sinh theo học ở điểm trường Tiểu học bản Na Ngân là con em đồng bào Thái. Đời sống kinh tế của bà con dân bản còn gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa có công trình phụ, nhà tắm tạm bợ, khu ký túc cho giáo viên, học sinh chưa có mà phải dùng tạm phòng học để tá túc, nghỉ ngơi. Khu vực bếp nấu cũng tạm bợ. Thầy cô phải dùng bếp củi để nấu thức ăn hằng ngày. Bản làng gần như biệt lập với bên ngoài, kinh tế của dân bản tự cung tự cấp nên nguồn lương thực, thực phẩm của thầy cô phải tự mang từ ngoài vào.
"Để có nguồn rau xanh, thầy cô phải bỏ công sức cải tạo khu đất sau bếp ăn thành mảnh vườn nhỏ trồng các loại cải, rau muống, mướp, bầu…"thầy giáo Vi Văn Tuấn kể.
Cô giáo Lô Thị Bảo, dạy khối lớp 1, đã có hơn 20 năm công tác ở điểm trường Tiểu học bản Na Ngân. Cô chia sẻ: Với học sinh lớp 1, giáo viên giảng dạy gặp phải những khó khăn đặc thù riêng. Bởi khi ở bậc Mầm non lên, các cháu chỉ biết được nét chữ của bảng chữ cái. Lên lớp 1, các cháu phải học đánh vần, tập đọc, tập viết. Do bất đồng về ngôn ngữ nên giáo viên phải dùng một lúc hai ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Thái để các cháu tiếp thu được bài giảng.
猜你喜欢
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Tôi uất nghẹn khi chồng ngoại tình vẫn nói lý, kể công
- Phát động Tháng cao điểm ‘Vì người nghèo’
- Nâng một số định mức chi tiêu cho dự án ODA
- Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- Quý III/2016: Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tăng 66%
- Việt Nam đón hơn 6,4 triệu lượt khách quốc tế trong 8 tháng
- Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn 2016
- Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành