Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại,ángtạotrongxúctiếnthươngmạti so leeds Cục Xúc tiến thương mại đã có những giải pháp, kế hoạch như thế nào để hỗ trợ DN, thưa ông?
Trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, các địa phương và cùng với các DN xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhìn nhận rằng, với nguồn lực tài chính, nhân lực eo hẹp, Cục Xúc tiến thương mại cần phải tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo hơn nữa trong việc xúc tiến, thúc đẩy XK hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường Việt Nam đã và sẽ ký kết các FTA.
Sẽ có những DN có đủ năng lực, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có các biện pháp XK mạnh mẽ, hiệu quả sẽ đạt được thành công, ngược lại sẽ có nhiều DN gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, mở rộng thị trường. |
Theo đó, tập trung hỗ trợ các mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại- đầu tư tại các thị trường Việt Nam đã ký kết FTA, đặc biệt là những đối tác thương mại lớn, là thị trường XK quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Đây là những thị trường có cơ cấu XNK mang tính bổ sung rõ nét, ít cạnh tranh trực tiếp.
Tiếp đó là tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN XK. Triển khai các hoạt động như hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu; hỗ trợ nghiên cứu, nâng cao năng lực thiết kế cho các DN để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn khi XK sang các thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi có kế hoạch hỗ trợ cho DN tham gia hoạt động xúc tiến XK tại các thị trường trọng điểm, đặc biệt là xúc tiến XK chuyên ngành để có thể tiếp cận với các DN, các tập đoàn đa quốc gia, có điều kiện để tham gia vào các chuỗi cung ứng, từ đó hướng tới mục tiêu XK một cách bền vững.
Cụ thể, Cục Xúc tiến thương mại đã có chính sách hỗ trợ các DN như thế nào trong hoạt động xúc tiến XK để đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào hệ thống siêu thị cũng như hệ thống phân phối nước ngoài?
Trong thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương làm việc rất cụ thể với hệ thống các đơn vị phân phối, các DN phân phối lớn của nước ngoài như Lotte Mart, Metro…; đề nghị các DN này tăng cường nhập, phân phối các sản phẩm của Việt Nam. Kết quả, đến nay, mức độ phân phối của các kênh phân phối ngoại với hàng hóa do DN Việt Nam sản xuất tăng khá cao. Ví dụ như hệ thống của Metro và đặc biệt là của Lotte Mart, lượng hàng Việt Nam bán có thể đạt đến 60-70%, một số nhóm hàng là gần 100%.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, tiếp cận trực tiếp với hệ thống phân phối của các DN bản địa để tổ chức các tuần hàng Việt Nam cũng được thực hiện. Điển hình như tại Hàn Quốc, hệ thống Lotte Mart sẽ có khu gian hàng dành riêng cho sản phẩm Việt Nam trong thời gian 1 tuần hoặc 2 tuần kèm theo những ưu đãi riêng, với những chương trình quảng bá, giới thiệu riêng. Tương tự như vậy, với thị trường các nước khác như ở châu Âu, châu Mỹ…., tôi cho rằng đó sẽ là cơ hội để quảng bá sản phẩm của Việt Nam một cách trọng tâm và hiệu quả hơn.
Bên cạnh vai trò định hướng của Chính phủ, sự chủ động, sáng tạo, năng động của các DN đóng vai trò quyết định. Theo ông, DN cần tập trung vào vấn đề gì?
Theo tôi, trước hết các DN phải tìm hiểu để nắm chắc các cơ hội thị trường mới mà các FTA mang lại. Đây chính là các lợi thế để chúng ta cạnh tranh tốt hơn, thuận lợi hơn so với các đối thủ khác trong khu vực đồng thời cũng là mong muốn hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước để từ đó có thể hỗ trợ cho DN.
Trong năm nay, các DN Việt Nam nên tập trung xúc tiến các mặt hàng trọng tâm, trọng điểm như thế nào?
Năm 2016, Việt Nam sẽ thực thi một loạt các FTA đã được đàm phán ký kết như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản, FTA Việt Nam- Chile, FTA Việt Nam- Hàn Quốc và một số hiệp định sắp có hiệu lực như FTA Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á Âu, FTA Việt Nam- EU. Đây là những FTA với những đối tác có sức mua lớn, có tiềm năng lớn là những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Các DN nên tranh thủ cơ hội này thúc đẩy xúc tiến XK tại những thị trường chúng ta có FTA, trong đó có thị trường Nga, EU và thị trường các nước TPP.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT): Khó khăn nhất của XK nông sản Việt Nam ra thế giới là số lượng DN nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn. Khi XK người ta yêu cầu số lượng đủ lớn, chất lượng đồng đều, thời gian giao hàng trong khi sản xuất của chúng ta theo mùa vụ, chế biến tích trữ để giao hàng theo tiến độ là khó khăn. Do vậy, XK nông sản khó khăn ở công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch cũng như tiếp cận thị trường bài bản còn đang yếu. Tất nhiên, nông sản Việt vẫn có thế mạnh là lợi thế cạnh tranh. Nếu chúng ta biết khai thác điều kiện tự nhiên, lợi thế cạnh tranh các mặt hàng thì hoàn toàn có thể đưa XK nông sản tham gia thị trường thế giới. Năm 2016, chương trình trình xúc tiến của ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga; tạo điều kiện cho DN tham gia nhiều hơn các chương trình triển lãm để khẳng định sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu thị trường XK. Hội nhập phải mạnh dạn giới thiệu, bán sản phẩm thị trường cần chứ không phải như trước đây bán cái chúng ta có khiến lợi nhuận thu về thấp, khó tiêu thụ. Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Việc tăng cường xúc tiến thương mại ngay tại thị trường Việt Nam là một sáng kiến rất tốt. Vì đa số các DN Việt Nam còn nhỏ, chỉ có thể đi tham quan học hỏi, chưa có khả năng bỏ ra một khoản tiền lớn để tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại ở các nước khác. Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Để phát triển XK trong thời gian tới, Tập đoàn đã đẩy mạnh, chuyển từ hình thức gia công sang hình thức FOB, ODM. Trong năm 2015, Tập đoàn (Công ty mẹ) đã triển khai 38 dự án, trong đó có 9 dự án sợi, 10 dự án dệt, 14 dự án may và 5 dự án khác như hạ tầng, trường đào tạo... với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đẩy mạnh sản xuất và đẩy mạnh XK phải kết hợp với nhau. Theo đó, lãnh đạo Vinatex đề xuất có các khu công nghiệp dệt may tập trung, có các khu xử lý nước thải chung, có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Nếu không có điều này, chúng ta sẽ không có được hệ thống nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu. Về công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thông tin XK, bên cạnh sự chủ động của DN cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía các bộ, ngành liên quan. Ngoài ra, về đầu tư ngành may- thế mạnh của các DN trong nước, Vinatex đề nghị Chính phủ, các địa phương cần có sự quy hoạch nhằm tránh tạo ra sự đầu tư chồng chéo, không cần thiết. Ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam: Ngành cao su cần được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thông qua các chính sách phù hợp để tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho DN đẩy mạnh XK và tiêu thụ. Hiệp hội kiến nghị tiếp tục tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại ngành/quốc gia để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm rủi ro do lệ thuộc lớn vào một vài thị trường; tăng cường quản lý chất lượng cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su; tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế giá trị gia tăng để tăng khả năng cạnh tranh cho DN; cập nhật và cung cấp thông tin cảnh báo các vụ việc phòng vệ thương mại của các nước; đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực XK để tạo điều kiện tối đa cho các DN đảm bảo thời hạn giao hàng và giảm thiểu chi phí… Ông Nguyễn Thái Hưng, Phó Tổng thư ký Hội tự động hóa Việt Nam: Khi các FTA mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam- EU có hiệu lực, mức thuế suất về 0% trong bối cảnh các DN trong nước còn non yếu quả thực sẽ rất khó khăn cho DN. Khi đó tất cả các đối tác, đối thủ của DN từ thị trường bên ngoài có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam. Riêng đối với lĩnh vực tự động hóa, trong quá khứ, hầu như các công trình xây dựng lớn của Nhà nước đều do nhà thầu nước ngoài đứng vai trò tổng thầu và đi kèm theo đó là tích hợp hệ thống máy móc công nghệ theo dây chuyền do nhà thầu nước ngoài đảm nhận. Các nhà thầu Việt Nam do năng lực kỹ thuật, tài chính còn có giới hạn nên chủ yếu đảm nhận vai trò thầu phụ mà thôi. Trong quá trình hội nhập sâu, các nhà thầu quốc tế lớn đều theo hướng làm nhà thầu quản lý khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam và sử dụng nhà thầu trong nước hoặc liên doanh nhà thầu để thực hiện gói thầu/dự án. Như vậy, hơn bao giờ hết, để nâng cao sức cạnh tranh của nhà thầu Việt Nam, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho các nhà thầu Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn vay một cách thuận lợi, đồng thời hỗ trợ cho nhà thầu trong chính sách thuế vật tư đầu vào trong lĩnh vực tự động hóa. P.Thu (ghi) |