游客发表
发帖时间:2025-01-25 21:05:13
Đây là căn cứ chính thức để Việt Nam tham gia thực hiện Chương trình,ýkếtthưthỏathuậnChươngtrìnhkiểmsoánhận định girona đồng thời là cam kết thể hiện thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng thương mại quốc gia nói riêng và an ninh khu vực nói chung.
Tham dự buổi ký kết còn có bà Ayesha Rekhi, Đại diện lâm thời, Tham tán Chính trị Canada tại Việt Nam; Ông Mark Stanley- Điều phối viên Chương trình kiểm soát conterner khu vực Đông Nam Á cùng đại diện lãnh đạo một số vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái cho biết, thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, kiểm soát chống buôn lậu tương đối đồng bộ, đáp ứng được mục tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa, cùng lúc đảm bảo thực thi pháp luật hải quan chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên, các loại tội phạm vẫn thường xuyên áp dụng mọi thủ đoạn, lợi dụng chính sách thông thoáng, cởi mở để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá cũng như ma tuý, hàng cấm qua biên giới và gian lận thương mại thông qua hoạt động XNK.
Chương trình kiểm soát container hỗ trợ tăng cường đào tạo năng lực cho các cán bộ hải quan tại cảng Hải Phòng trong việc phát hiện, xử lý các loại hàng hóa bị thu giữ, thông qua đó, tăng cường an ninh cho hoạt động thương mại và giảm thiểu nguy cơ vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, chất nổ...
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái nhấn mạnh, lễ ký kết là kết quả sự hợp tác của hai bên nhằm mục đích đấu tranh chống tội phạm vận chuyển hàng hóa trái phép xuyên quốc gia đang có xu hướng hoạt động ngày càng gia tăng và tinh vi hơn. Thư Thỏa thuận là căn cứ chính thức để Việt Nam tham gia thực hiện Chương trình đồng thời là cam kết thể hiện thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng thương mại quốc gia nói riêng và an ninh khu vực nói chung.
Phát biểu tại lễ ký kết, bà Zhuldyz Akisheva- Giám đốc quốc gia Văn phòng UNODC Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước thứ hai ở châu Á tham gia vào chương trình này, điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam cũng như cơ quan Hải quan Việt Nam đã có tầm nhìn trong đấu tranh chống tội phạm vận chuyển hàng hóa trái phép xuyên quốc gia… Theo bà, điều này rất quan trọng đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
Được biết, mục đích của Chương trình là hỗ trợ các Chính phủ thiết lập kết cấu hành pháp bền vững tại những cảng biển được lựa chọn nhằm tối thiểu hóa những nguy cơ của container dễ bị lợi dụng cho hoạt động buôn bán trái phép các chất ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, và các loại hình hoạt động của thị trường bất hợp pháp. Chương trình đã thiết lập được 40 đơn vị Kiểm soát cảng (PCU) tại 17 quốc gia ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông, châu Á và hiện đang mở rộng ra khu vực Đông Nam Á bao gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Chương trình kiểm soát container được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia Việt Nam được ký vào tháng 7-2012 giữa Chính phủ Việt Nam (đại diện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và UNODC. Sau 2 lần tiến hành đánh giá, khảo sát tại cảng Hải Phòng cùng với các cán bộ của UNODC, Tổng cục Hải quan Việt Nam nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện CCP tại Việt Nam, từ đó, báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt việc Việt Nam thực hiện Chương trình Kiểm soát Container. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1745/TTg-QHQT ngày 12-9-2014 gửi Bộ Tài chính phê duyệt việc thực hiện dự án này.
Chương trình kiểm soát container thuộc phạm vi tiểu chương trình 1 “Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và buôn bán trái phép” trong khuôn khổ Chương trình quốc gia Việt Nam của UNODC giai đoạn 2012-2017 được ký vào tháng 7-2012 giữa Chính phủ Việt Nam (đại diện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và UNODC. CCP được xây dựng bởi UNODC và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) vào tháng 3-2006.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接