您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bxh bd h2 duc】Niềm vui lao động của người cao tuổi 正文

【bxh bd h2 duc】Niềm vui lao động của người cao tuổi

时间:2025-01-10 20:40:35 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Cụ Phạm Văn Ngoạn (75 tuổi) ở ấp 1, xã Tiến H& bxh bd h2 duc

Cụ Phạm Văn Ngoạn (75 tuổi) ở ấp 1,ềmvuilaođộngcủangườicaotuổbxh bd h2 duc xã Tiến Hưng (Đồng Xoài) gắn bó với việc bơm, vá, rửa xe đã 15 năm từ ngày nghỉ hưu. Không qua trường lớp đào tạo nhưng cụ thực hiện bơm, vá, thay vỏ, dầu, rửa xe rất chuyên nghiệp và uy tín. Nhờ vậy, người dân địa bàn thường lui tới “ủng hộ” cụ. Mỗi ngày cụ mở cửa tiệm từ sớm để tranh thủ đón lượng đông công nhân đi qua nhà đến Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú làm việc, nên thu nhập bình quân 150-250 ngàn đồng/ngày.

Cụ Thanh với gánh hàng bánh canh mỗi buổi sáng

Vợ cụ Ngoạn nói: “Thấy ông bà già rửa xe, sửa xe, nhiều người cũng ngần ngại. Trong lúc ông sửa, họ không an tâm, thường đứng cạnh quan sát. Nhưng khi thấy ông thao tác tháo lốp nhanh, chính xác, họ tin tưởng rồi ngồi trò chuyện thân tình. Quen rồi quý mến nên họ thường mang xe đến tiệm để rửa”. Ngoài thu nhập từ tiệm sửa xe, vợ chồng cụ còn có lương hưu 6 triệu đồng/tháng, đủ chi tiêu. Khi tôi hỏi, có lương hưu rồi sao cụ vẫn làm việc không nghỉ ngơi an nhàn tuổi già, cụ Ngoạn cười: “Tôi lao động chủ yếu tìm niềm vui. Qua công việc tôi có nhiều bạn hơn, đủ lứa tuổi, thành phần. Lúc rảnh rỗi họ thường đến trò chuyện, có khi chờ tôi ngơi việc để chơi cờ tướng”.

Không như cụ Ngoạn, cụ Nguyễn Thị Thanh (gần 70 tuổi) ở khu phố Phước Thiện, phường Tân Thiện (Đồng Xoài) gắn bó với gánh bánh canh vì cuộc mưu sinh và nuôi 6 đứa cháu nhỏ. Thường ngày, 5 giờ 30 phút sáng, cụ quẩy quang gánh ra ngồi bán cạnh đường ĐT753. Gánh bánh canh của cụ có tiếng trong khu vực, rất đông khách. Hôm nào khách đến muộn (tầm 7 giờ sáng) thì không còn bánh canh để mua.

 Cụ Thanh cho biết: “Cách đây hơn 30 năm, tôi rời Huế vào Đồng Xoài sống cùng em trai để chăm sóc 6 đứa cháu vừa mất mẹ. Để cùng em nuôi cháu, tôi nấu bánh canh bán. Giờ các cháu đã trưởng thành, có công việc ổn định, lập gia đình và lo được cho bác, cho cha nhưng tôi vẫn duy trì nghề, không muốn các cháu lo lắng cho 2 người già”.

Mỗi ngày để có bánh canh nóng hổi, sánh mịn bột gạo, cụ Thanh dậy từ 3 giờ 30 phút nhào bột, hầm xương. Cụ không nhào bột từ tối hôm trước vì bột sẽ chua, không mua bánh sẵn bên ngoài vì nước không sánh. “Bánh ngon không phải vì nấu đúng công thức mà còn bởi kinh nghiệm và cái tâm của người làm bếp. Tôi tự tay chọn thực phẩm, hoàn thiện từng công đoạn. Vì vậy khách hàng mới tin và chọn mua bánh canh tôi nấu” - cụ Thanh nói. Gánh bánh canh của cụ luôn giữ được khách 15 năm nay. Có những người làm việc tại Bệnh viện Quân dân y 16 (Binh đoàn 16) không quản đường xa, trái đường hằng sáng vẫn đến mua bánh canh của cụ.

Cụ Ngoạn và cụ Thanh là hai trong rất nhiều người cao tuổi tự tạo cho mình niềm vui từ tình yêu lao động. Mỗi ngày qua đi với các cụ là mỗi ngày vui, khỏe và có ích. Sau những phút giây lao động, các cụ lại quây quần hạnh phúc bên con cháu.

C.Nhung - C.Thơ