Nhằm hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0” vào năm 2050,ếtạopincátstartupViệtchungtaygiảiquyếtvấnđềtoàncầkqbd hiroshima tại Việt Nam đã xuất hiện các startup “xanh”. Không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường, các dự án khởi nghiệp xanh còn tạo ra cơ hội kinh doanh hướng tới nền kinh tế bền vững.
Nổi bật trong số đó là Buyo và Alternō, hai startup mới nhận được hỗ trợ từ chương trình ươm tạo startup của Antler, quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu với mô hình đầu tư Day Zero.
Được thành lập vào năm 2022, startup Buyo hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề rác thải nhựa, loại rác thải mất đến hơn 500 năm để phân hủy và gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, Buyo đã biến chất thải sinh học thành nhựa có khả năng phân hủy sinh học trong vòng một năm.
Nhựa sinh học của Buyo làm từ chất thải công nghiệp và nông nghiệp như bã hèm, bã mía… Sản phẩm phân hủy dễ dàng trong môi trường tự nhiên, không gây rủi ro cho sức khỏe của con người và tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế tuần hoàn.
Theo công bố của Buyo, startup Việt Nam này đã phục vụ khách hàng tại các thị trường như châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Buyo phát triển sản phẩm theo nhu cầu sử dụng khác nhau của từng khách hàng như bao bì linh hoạt, bao bì cứng và các ứng dụng vào y tế.
Bà Đỗ Hồng Hạnh, nhà sáng lập Buyo cho biết, chương trình ươm tạo startup của Antler đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh của công ty. “Chỉ trong vòng 3 tháng, chúng tôi có được những kỹ năng chào hàng đầu tư (pitching), lập kế hoạch kinh doanh và phân tích độ phù hợp của sản phẩm với thị trường; Từ đó có sự chuyển mình và phát triển nhanh chóng. Những mục tiêu này, nếu tự thực hiện độc lập, có lẽ mất đến 6 tháng hoặc hơn".
Tương tự Buyo, Alternō là công ty khởi nghiệp tiềm năng, đáng chú ý với những nỗ lực cải tiến trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng. Startup này đã phát triển một giải pháp pin cát phục vụ cho nông nghiệp, đây là một trong những giải pháp pin cát tiên phong ở châu Á.
Sản phẩm ra đời nhằm giảm thiểu tác động môi trường do khai thác lithium gây ra. Chất lithium vốn thường được sử dụng để sản xuất pin truyền thống, nhưng lithium lại gây ô nhiễm không khí và tài nguyên đất. Ở nhiều khu vực, việc khai thác lithium cũng làm cạn kiệt nguồn nước và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cát là loại tài nguyên vừa dồi dào lại vừa thân thiện với môi trường. Hệ thống pin cát của Alternō sử dụng một thùng chứa cát cách nhiệt với các ống dẫn nhiệt được nhúng trong cát. Khi sử dụng, nhiệt từ pin cát sẽ được xả qua đường ống dẫn để phục vụ nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát - nhu cầu chiếm đến 52% mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu. Đến nay, pin cát của Alternō đã được ứng dụng tại Việt Nam, Malaysia và Nhật Bản.
Theo ông Hồ Việt Hải, một trong những đồng sáng lập Alternō: “Mô hình đầu tư Day Zero đã giúp chúng tôi định hình hướng đi của sản phẩm, mở ra con đường ứng dụng pin cát vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Vào ngày Demo dự án, sự kiện đã thu hút khoảng 70% tổng số các nhà đầu tư mạo hiểm mà chúng tôi dự định tiếp cận. Điều này đẩy nhanh tốc độ tiếp cận đầu tư của chúng tôi hơn so với việc tự thực hiện”.
'Cá mập' Thụy Điển dự định góp vốn vào 25 startup công nghệ Việt NamKhông chỉ rót vốn, 'Shark' Erik và quỹ Antler sẽ giúp nhà sáng lập các startup tìm kiếm người đồng hành và phát triển ý tưởng kinh doanh.