当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【tỷ lệ kèo bóng đá ma cao】Chặn tiêu cực trong thi cử: Cần xử lý đúng người, đúng việc

giao duc

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Hải Nguyễn.

Đây là chủ đề được các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch,ặntiêucựctrongthicửCầnxửlýđúngngườiđúngviệtỷ lệ kèo bóng đá ma cao do Báo Lao động tổ chức, sáng 9/8.

Thầy cô gian lận thi là bài học đau xót

Bày tỏ quan điểm về các vụ gian lận điểm thi xảy ra thời gian qua, ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hình ảnh những thầy cô gắn bó cả đời với ngành giáo dục phải "tra tay vào còng số 8" do những sai phạm, là rất buồn và đau xót.

Trong khi đó, PGS TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cũng khẳng định: “rất sốc nhưng không bất ngờ”. “Việc các thầy cô đã dùng công nghệ cao để gian lận là rất đáng phê phán. Đây là những "con sâu" mà chúng ta phải loại bỏ để năm sau không lặp lại. Do đó, cần có giải pháp cơ bản và cốt lõi hơn, vấn đề này không thể ngày một ngày hai giải quyết được, nhưng với sự vào cuộc của toàn xã hội, chúng ta sẽ dần dần thay đổi”, TS An nhấn mạnh.

TS Phương pháp Giảng dạy Toán Lê Thống Nhất lại cho rằng, chính vì tội phạm là các nhà giáo từ trước đến nay là rất hiếm, nên hình ảnh về một số thầy cô gian lận thi cử đã tạo nên cú sốc lớn đối với cả xã hội, nhất là các em học sinh. Tội phạm là những nhà giáo nên điều này càng đau xót hơn so với các lĩnh vực khác.

Với vai trò là người trong cuộc trực tiếp xử lí, xác minh dấu hiệu bất thường về hành vi gian lận ở các địa phương như: Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, thực tế cả 3 tỉnh này đều có điểm chung như sai phạm có chủ đích, có ý đồ từ trước của một số cá nhân. Hậu quả để lại đều rất nghiêm trọng, làm mất đi công bằng của kỳ thi, làm tổn thương đến sự trong sáng của thí sinh, đặc biệt là đến niềm tin của xã hội.

Xử lý đúng người, đúng việc

Trước những sai phạm xảy ra, ông Mai Văn Trinh khẳng định, quan điểm ngay từ đầu của Bộ GD&ĐT là phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an điều tra làm rõ những đối tượng gây ra sai phạm, không phân biệt là nhà giáo hay không phải nhà giáo. Căn cứ mức độ sai phạm sẽ xử lý đúng người, đúng việc.

Cho rằng Bộ GD&ĐT đã rất nhanh chóng vào cuộc để lấy lại niềm tin cho người dân, song TS Bùi Thị An đặt câu hỏi: “Bộ đang rà soát những người trong ngành, vậy còn những người ngoài ngành giáo dục thì sẽ xử lí như thế nào? Bộ cũng cần có kiến nghị, còn nếu không tất cả chỉ là đang giải quyết phần ngọn”.

TS An cũng khẳng định, trong đổi mới cơ bản toàn diện về giáo dục, phải bắt đầu từ các thầy cô. Khi tuyển sinh vào sư phạm cần có trình độ chuyên môn, quan trọng hơn là vào học gì, lương bổng ra sao, cần tạo môi trường để thầy cô dạy tốt. “Tôi không phủ nhận các yếu tố khác để đổi mới giáo dục như sách giáo khoa, thiết bị dạy, nhưng quan trọng nhất vẫn là thầy cô. Điều này không đơn giản là quan tâm theo kiểu đưa lên miền núi thì chế độ lương bổng ra sao, mà bắt đầu chú trọng từ khâu tuyển vào với sinh viên sư phạm”, TS An nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề xã hội, TS An cho rằng cũng cần chuẩn mực trong việc bổ nhiệm, đề bạt. “Bằng phải là bằng thật, thạc sỹ, tiến sỹ thật. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT phải giáo dục cán bộ trong ngành, kể cả cán bộ quản lý, nếu chúng ta không bán bằng giả thì không ai có thể mua”, TS Anh cho biết.

Với những sai phạm và lỗ hổng từ kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, ông Phạm Tất Thắng cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần rà soát lại quy chế thi xem đã lường hết các tình huống xảy ra, cũng như đã quy định rõ trách nhiệm của cá nhân ở địa phương hay chưa.

Theo ông Thắng, hiện nay kỳ thi ở địa phương dù có sự phối hợp liên ngành, có ban chỉ đạo, ban tổ chức thi song sự phối hợp, phân công trách nhiệm, quy trách nhiệm, kiểm tra giám sát của địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Do đó, trong quy trình tổ chức thi phải gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận cụ thể. Chỉ có như vậy, mới ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong các kỳ thi tiếp theo.

“Tôi nhấn mạnh, sự hướng dẫn, kiểm tra của Bộ GD&ĐT là rất quan trọng. Dù đã giao cho địa phương tổ chức, chúng ta vẫn phải tăng cường khâu hậu kiểm”, ông Thắng khẳng định./.

Mai Đan

分享到: