当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ty so my】Doanh nghiệp đánh giá cải cách thuế, hải quan đột phá, tiên phong

VCCI

Đại biểu phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: T.U

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,ệpđánhgiácảicáchthuếhảiquanđộtphátiêty so my đánh giá như vậy, tại hội thảo công bố báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết 02 và 35 của Chính phủ - từ góc nhìn của doanh nghiệp, được tổ chức hôm nay, 17/12, tại Hà Nội.

DN đánh giá cao cải cách trong lĩnh vực thuế và hải quan

Theo Chủ tịch VCCI, Nghị quyết 35 định hướng khu vực DN tư nhân phải đóng góp 48% GDP vào năm 2020 và đã coi khu vực này là động lực phát triển của nền kinh tế. Các bộ, ban, ngành đã nỗ lực cải cách, “cởi trói” và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho DN.

Báo cáo được thực hiện dựa trên kết quả các cuộc điều tra DN hàng năm của VCCI trên các lĩnh vực thuế, hải quan và môi trường kinh doanh nói chung. Mỗi năm có hơn 10.000 DN đến từ tất cả các tỉnh thành trên cả nước tham gia trả lời phiếu khảo sát.

Báo cáo "Tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ - góc nhìn từ DN" cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam được các DN đánh giá là đang chuyển biến tích cực hơn, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan, tín dụng, đăng ký thành lập DN và tiếp cận điện năng...

“Điển hình, với lĩnh vực thuế, các thủ tục hành chính đã có sự cải thiện rõ rệt. Trong đó, DN cho hay, dễ thực hiện nhất là thủ tục nộp thuế, còn thủ tục hoàn thuế và đề nghị miễn giảm thuế vẫn khó thực hiện hơn. Tỷ lệ DN khai thuế điện tử lên đến 98,4% - một con số ấn tượng thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngành Tài chính trong thời gian qua” - ông Lộc nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện VCCI, tỷ lệ DN đánh giá có cải thiện về cải cách thủ tục hành chính năm 2019 cao hơn rõ rệt. DN cho rằng, tất cả 11 lĩnh vực của Nghị quyết 19 đều có sự tiến bộ, điểm trung bình đã tăng từ mức 51,7% (năm 2018) lên mức 57,5% của năm 2019.

Vẫn có lĩnh vực đứng ngoài cải cách

Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá, từ 2014 - 2018, Việt Nam đã tăng 30 bậc về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên vẫn đang ở mức trung bình của thế giới, đặc biệt nước ta phải vượt ít nhất 42 bậc nữa để có thể bước vào nhóm 4 ASEAN. “Mục tiêu có 1 triệu DN và năng lực cạnh tranh trong top 4 ASEAN vào năm 2020 lại là mục tiêu khó khăn và rất gian nan” - ông Lộc nhấn mạnh.

Báo cáo cho thấy, việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh tuy có mang lại kết quả khi tỷ lệ DN phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện giảm từ 58% xuống 48% và tỷ lệ DN gặp khó khăn khi xin giấy phép giảm từ 42% xuống 34%. Song, tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Do đó, DN mong muốn trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc cắt giảm danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư và các điều kiện kinh doanh nằm ở cấp luật.

Bên cạnh đó, báo cáo của VCCI cũng chỉ ra một thực tế đáng lo ngại về môi trường đầu tư tại Việt Nam khi tỷ lệ DN cho biết họ có thể dự đoán được thay đổi nội dung chính sách và thực thi chính sách giảm liên tục trong 5 năm qua. Ngược lại, tỷ lệ DN cho biết họ không bao giờ hoặc hiếm khi dự đoán được thay đổi chính sách tăng từ 42% trong năm 2014 lên 67% trong năm 2018.

Mặt khác, báo cáo chỉ ra đang có sự cải cách không đồng đều giữa các lĩnh vực, địa phương, thể chế tại rất nhiều địa phương còn đang đủng đỉnh. Do đó, tốc độ tăng trưởng của DN giữa các địa phương cũng khác nhau. Trong khi mức độ chuyển biến của các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cao nhất cả nước, điển hình như Đồng Tháp, Tây Ninh, Bến Tre, Kiên Giang... thì miền núi trung du phía Bắc lại được đánh giá ít chuyển biến.

Về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (VCCI) đánh giá, một số lĩnh vực liên tục có sự chuyển biến tích cực cả về xây dựng chính sách lẫn thực thi. Nhưng một số lĩnh vực khác lại chưa có những cải thiện đáng kể trong nhiều năm qua. Một số cơ quan rất nỗ lực cải cách nhưng cũng có những cơ quan thực hiện một cách đối phó, hình thức.

Ông Tuấn cho biết, hiện có 17 bộ có cổng dịch vụ công trực tuyến, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có tỉ lệ hồ sơ trực tuyến cao nhất. Trong khi đó, một số bộ khác như Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp không có hồ sơ trực tuyến nào, Bộ Ngoại giao chỉ có 1 hồ sơ, Bộ Y tế 2 hồ sơ.

Theo ông Lộc, trong thời gian qua vẫn có lĩnh vực không có cải cách nào, đứng ngoài công cuộc cải cách. "Sự chậm trễ của cải cách thủ tục hành chính vẫn đang là điểm nghẽn ngăn cản sự phát triển của DN cũng như nền kinh tế đất nước. Để DN lớn mạnh, kinh tế phát triển, chúng ta rất cần “thể chế kim cương”, hay nói cách khác là một thể chế phải trong sạch, minh bạch, ổn định, vững chắc như kim cương" - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh./.

Tố Uyên

分享到: