【kashiwa đấu với vissel kobe】Lấy văn hóa truyền thống làm đòn bẩy cho du lịch
VHO - Thời gian qua,ấyvănhóatruyềnthốnglàmđònbẩychodulịkashiwa đấu với vissel kobe ngành VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều nội dung thuộc Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, mang lại những hiệu quả thiết thực cho các địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng được thụ hưởng dự án.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam cho biết, trong năm 2023, các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL đã triển khai, tổ chức thực hiện nhiều nội dung thiết thực của dự án 6 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó luôn bám sát và thực hiện các mục tiêu ưu tiên: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào gắn với phát triển du lịch cộng đồng, ưu tiên các dân tộc rất ít người.
Tổ chức thành công 3 lớp tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc Cơ tu, Giẻ triêng (nhóm Ve, Tà Riềng) tại huyện miền núi Nam Giang; khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, ghi âm, ghi hình đối với nhạc cụ đinh tút của đồng bào dân tộc Giẻ triêng (nhóm Tà Riềng); tổ chức phục dựng, tái hiện lễ cưới truyền thống của dân tộc Giẻ triêng (nhóm Ve) tại huyện Nam Giang. Thông qua các lớp học, học viên đã cơ bản nắm được nhiều nội dung về lý thuyết và thực hành cũng như cách sử dụng trống, cồng, chiêng kết hợp với vũ điệu truyền thống Tung Tung Zá Zá của người Cơ tu. Đặc biệt là các quy trình kỹ thuật, nghệ thuật chế tác và hệ thống nhạc cụ, diễn tấu, nghi thức, thang âm cồng, trống, chiêng. Các nội dung cơ bản xoay quanh các vấn đề về lý thuyết và thực hành, cách chế nhạc cụ đinh tút và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Giẻ triêng.
Nghệ nhân Zơ Râm Nhưa - người tham gia truyền dạy nhạc cụ truyền thống của đồng bào Giẻ triêng cho biết: “Các lớp học thu hút nhiều lứa tuổi tham gia, đặc biệt có rất nhiều học viên trẻ, học viên nữ, có chung niềm đam mê, yêu thích đối với truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Mặc dù công việc nương rẫy bận rộn hay khi thời tiết bất lợi, đi lại khó khăn, nhưng khi tham gia lớp học là các nghệ nhân, các học viên đều cố gắng thu xếp tập trung đông đủ, tham gia nhiệt tình, đảm bảo chất lượng truyền dạy và học tập đem lại hiệu quả tốt, thiết thực. Qua đó nhân rộng và phát triển mạnh mẽ, khơi dậy niềm đam mê đối với nhạc cụ truyền thống trong đồng bào, nhất là thế hệ trẻ đồng bào dân tộc”.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam còn thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch tại các huyện miền núi Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang; xây dựng các chương trình truyền thông, trailer quảng bá du lịch vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Quảng Nam; thực hiện các chương trình quảng bá du lịch miền núi… Triển khai hỗ trợ mua mới tủ sách cộng đồng cho 16 xã tại các vùng thụ hưởng dự án.
Các địa phương thụ hưởng Dự án 6 cũng đã xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của dự án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương mình. Huyện Đông Giang hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa các hạng mục phục vụ điểm du lịch thôn Aréh - Đhrồng; tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống và múa Tung Tung Zá Zá của người Cơ tu; trang bị trống chiêng cho đội văn nghệ ở các thôn thuộc các xã của huyện. Huyện Tây Giang triển khai nâng cấp cải tạo Làng truyền thống Cơ tu Tây Giang, Làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng thôn Pơr’ning (xã Lăng) và thôn Ta Lang (xã Bha Lêê); mua sắm và cấp bộ trống, chiêng cho các thôn ở 10 xã trên địa bàn huyện. Huyện Bắc Trà My hỗ trợ trống, chiêng, trang phục, trang sức cho đội cồng chiêng các thôn; hỗ trợ trang bị 4 tủ sách cộng đồng cho các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Tân, Trà Bui.
Theo Sở VHTTDL Quảng Nam, Dự án 6 sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tại 7 huyện trên địa bàn với các mục tiêu cụ thể và 18 nội dung thực hiện đến năm 2025 như: Triển khai thực hiện khảo sát, kiểm kê, sưu tầm tư liệu các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tổ chức rà soát, đánh giá và lựa chọn khôi phục, bảo tồn một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương kết hợp khai thác, xây dựng thành sản phẩm phát triển du lịch. Xây dựng 3 mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc gồm: Mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc và mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc có di sản tương đồng.
相关推荐
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Đà Nẵng dự kiến mở tour khám phá thiên nhiên thưởng trà trên đỉnh Bàn Cờ
- Giá cà phê hôm nay 23/10: Trong nước và thế giới cùng giảm
- Tiếp tục tăng giá, vàng miếng lên 89 triệu, vàng nhẫn vượt 87 triệu đồng/lượng
- Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- Giá vàng hôm nay 24/10: Lao dốc từ đỉnh cao nhất lịch sử
- Cục QLTT Tiền Giang phạt hơn 1,7 tỷ đồng vi phạm trong thương mại điện tử
- Giá vàng nhẫn vượt 88 triệu đồng/lượng, ngày thứ ba liên tiếp lập kỷ lục