Tiếp tục chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản,ủtướngThiênthờiđịalợinhânhoàchoDNNhậtvàoViệlịch thi đấu thụy sĩ trưa nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự cuộc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn và gặp gỡ một số doanh nghiệp, quỹ đầu tư lớn. Buổi tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Công thương (Vietinbank) và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), Nhật Bản tổ chức. Tham gia buổi tọa đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đại diện lãnh đạo các tập đoàn, thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, xăng dầu, tài chính-ngân hàng, thương mại và bán lẻ như Canon, Panasonic, Nipro Corporation, Taisei Corp, Tokyo Gas, Idemitsu, Taiyo Nippon Sanso, Hitachi Zosen, Aeon, Fast Retail, Mitsubishi UFJ Leasing… | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự cuộc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản |
Phát biểu chào mừng các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản tham dự buổi tọa đàm, Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa buổi tọa đàm, là dịp để các Bộ, ngành Việt Nam lắng nghe, tiếp thu ý kiến, đề xuất của các nhà đầu tư Nhật Bản từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp giải quyết một số vấn đề vướng mắc về môi trường đầu tư; đồng thời góp phần vào việc hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao những đề xuất thảo luận tại buổi tọa đàm liên quan đến việc tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam; phát triển công nghiệp hỗ trợ; thúc đẩy phát triển hạ tầng; mở rộng bán lẻ ở thị trường tiệm cận 100 triệu dân của Việt Nam… Thủ tướng cho biết tổng giá trị nguồn vốn FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam hiện đang xếp ở vị trí thứ 2 nhưng cũng chỉ hơn quốc gia xếp thứ ba khoảng cách không lớn. Vì vậy, Thủ tướng đặt vấn đề, cùng với việc Việt Nam tích cực đổi mới, cải cách, hoàn thiện chính sách, các doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản cần đẩy nhanh tiến độ triển khai, xúc tiến triển khai các dự án đầu tư vào Việt Nam. Trên cơ sở thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Việt Nam sẽ tích cực giải quyết các yếu kém về chính sách, chia sẻ lợi ích chiến lược với nhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm hài hòa về lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Trước đó, sáng nay, Thủ tướng có cuộc gặp gỡ một số doanh nghiệp, quỹ đầu tư lớn của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đồng thời trực tiếp giải đáp các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm. Phát biểu với các nhà đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, là thời cơ tốt để các nhà đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Nhật Bản là nhà đầu tư có ODA thứ nhất, FDI thứ hai, chiếm 15% tổng số FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác còn rất lớn và mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quyết định đầu tư vào Việt Nam nhanh hơn. Việt Nam chủ trương phát triển bền vững, ổn định, tăng trưởng kinh tế cao nên nhu cầu tài chính cao. | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Công ty Route Inn Nagayama Katsutoshi |
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vào nhóm đầu ASEAN. Đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài FDI là động lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. “Bây giờ chỉ bàn cách nào để các bạn vào nhanh được và đầu tư đạt kết quả tốt nhất. Chính phủ sẽ thúc đẩy hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, kể cả điện lực. Vì nếu tăng trưởng 6,5-7% thì nhu cầu điện lực tăng đến 12%. Chính phủ cũng chủ trương thu hẹp lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, mở rộng cho thị trường, đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả lĩnh vực điện. Có thể các doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc qua các quỹ đầu tư tại Việt Nam để trở thành cổ đông chiến lược của các doanh nghiệp Nhà nước mà chúng tôi có chủ trương bán ra”, Thủ tướng nói. Hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam luôn có sẵn sàng các danh mục mà phía nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm, trong đó có đầu tư phát triển hạ tầng quốc gia, các dự án hợp tác công-tư (PPP), trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng tái tạo, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Trong lĩnh vực điện, Việt Nam sẽ bán cổ phần của 3 Tổng công ty phát điện lớn ở ba vùng. Thủ tướng: Châu Á phải là nơi chúng ta được nghe ‘giấc mơ’ của mọi quốc giaChúng ta vẫn thường nghe về "Giấc mơ Mỹ" hay “Giấc mộng Trung Hoa”, nhưng dường như trên phương diện truyền thông, các giấc mơ Miến Điện, giấc mơ Lào, Campuchia hay giấc mơ Việt Nam… |