游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:00:12
BP - “Khu vực rừng khộp tại các tiểu khu 58,ểnkhaiđồngbộcaacutecgiảiphaacutepphogravengchốngchaacuteyrừnhận định armenia 69, 60, 65 và rừng trồng vùng bán ngập là những nơi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Bởi ở đây đa phần là rừng tái sinh, rừng trồng đang phát triển nên tỷ lệ thực bì (bổi) rất dày. Vì vậy, ngay từ đầu tháng 12-2016, cán bộ, nhân viên Hạt kiểm lâm huyện Bù Đốp đã tập trung thực hiện nhiều phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại những khu vực có nguy cơ cháy cao để kịp thời ứng phó và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng” - Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Bù Đốp Lương Văn Bảo cho biết.
Bù Đốp hiện có 12.855,10 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó 6.427,77 ha rừng tự nhiên và 4.219,31 ha rừng trồng. Thời điểm này, thời tiết khô hanh nên các lớp thảm thực vật trong rừng rất khô. Nhất là các khu rừng khộp, rừng bán ngập có lớp thảm thực bì dày, có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào. Để tránh xảy ra cháy rừng trong mùa khô 2016-2017, ngoài tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR, Hạt kiểm lâm Bù Đốp còn yêu cầu người dân sống trong rừng, ven rừng cam kết không thực hiện các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; đóng các bảng biểu tuyên truyền tại khu vực trọng điểm nhiều người qua lại...
Lực lượng kiểm lâm Bù Đốp xử lý thực bì tại khu vực rừng khộp
Tại khu vực rừng khộp, hạt phối hợp Nông lâm trường Bù Đốp (Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé) tổ chức phát dọn được 20km đường băng cản lửa bằng máy cày ở nơi có nguy cơ cháy cao tại 2 tiểu khu 73 và 58. Mỗi đường băng rộng từ 3-10m tùy từng khu vực. Sau khi phát đường băng, hạt cùng nông lâm trường thu gom cây cỏ, chủ động đốt dọn, xử lý thực bì. Ngay từ đầu mùa khô, hạt đã chủ động duy tu, sửa chữa và tích nước cho 8 hồ chứa trong rừng. Công ty cao su Sông Bé đầu tư cho Nông lâm trường Bù Đốp xây 4 hồ chứa nước bằng bê tông có dung tích 36m3/hồ, đặt ở những địa điểm thuận lợi cho PCCCR tại các tiểu khu 58, 60 và 65.
“Các phương tiện cơ động đường bộ và đường sông, như xe máy, xe đạp thồ gắn hệ thống xịt nước, máy cày, ca nô, ghe tàu đều được chuẩn bị kỹ, sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng. Tuy được hạt sáng chế và đưa vào sử dụng từ năm 2008, nhưng đến nay xe đạp thồ, xe máy chở nước vẫn là phương tiện chữa cháy hiệu quả do cơ động, có thể luồn lách, xử lý những đám cháy sâu trong rừng. Hiện hạt có 2 xe máy và 2 xe đạp thồ được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ PCCCR” - ông Cao Đức Hùng, cán bộ Tổ kiểm lâm cơ động - PCCCR, Hạt kiểm lâm Bù Đốp chia sẻ.
Ông Lương Văn Bảo cho biết: Ngoài xây dựng phương án, đảm bảo các công cụ, phương tiện chữa cháy, hạt còn chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn kiểm tra, đôn đốc chủ rừng, chủ dự án đang hoạt động xây dựng phương án đối phó nguy cơ cháy rừng. Lực lượng cảnh báo phòng, chống cháy rừng trực 24/24 giờ trong các đợt cao điểm. Các phương tiện, công cụ chữa cháy được điều động, bố trí trực thường xuyên tại các chốt bảo vệ rừng của nông lâm trường, sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng. Đối với diện tích rừng giáp ranh với diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng, hạt phối hợp Nông lâm trường Bù Đốp, UBND xã Phước Thiện thường xuyên tuần tra, ngăn chặn người ra vào rừng trái phép, sử dụng lửa để lấy mật ong rừng... Đồng thời, tổ chức nhiều đợt diễn tập PCCCR để kiểm tra khả năng ứng phó của nhân viên bảo vệ rừng.
Từ đầu năm 2016 đến nay, Bù Đốp là huyện bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng El nino, nhưng đã không để xảy ra vụ việc cháy rừng nghiêm trọng nào. Tuy công tác PCCCR và bảo vệ rừng đã đạt những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là, công tác phòng chống cháy được thực hiện nhưng chưa đồng bộ, các lực lượng phối hợp chưa thật sự chặt chẽ, nhất là các đơn vị thực hiện dự án chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc PCCCR nên chưa chủ động đầu tư trang bị các công cụ, phương tiện chữa cháy rừng. Lượng người ra vào các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tương đối nhiều, ý thức bảo vệ rừng chưa cao. Đối với các dự án có rừng khoanh nuôi bảo vệ, một số chủ dự án chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp bảo vệ rừng, lực lượng tham gia bảo vệ rừng chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, vẫn còn để rừng bị tác động. Nhưng để liên hệ được với những người có trách nhiệm của các dự án này cũng rất khó khăn do chủ dự án thường không có mặt tại địa bàn...
“Để khắc phục những hạn chế, thời gian tới, hạt tiếp tục duy trì việc phối hợp cùng với lực lượng công an, biên phòng, huyện đội thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR và bảo vệ rừng theo quy chế phối hợp đã được xây dựng; thường xuyên củng cố, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tuyến quản lý rừng theo hướng từ trong nội địa ra tuyến sông, tạo thuận lợi cho việc tuần tra, PCCCR. Hạt cũng sẽ tăng cường phối hợp cùng các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn tập trung PCCCR trong mùa khô, đảm bảo không xảy ra thiệt hại về rừng; tăng cường việc bảo quản, duy trì hoạt động của các hồ nước nhân tạo...” - ông Lương Văn Bảo nói.
Trọng - Phương
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接