当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỉ số xứ wales】Ông Trung “hiếu học”

【tỉ số xứ wales】Ông Trung “hiếu học”

2025-01-10 17:17:27 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

Báo Cà MauNghe tôi muốn viết bài về gia đình hiếu học, anh Phan Minh Trí, Trưởng ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp, không cần đắn đo dẫn tôi đến ngay nhà ông Phan Việt Trung. Bởi, trong cái nơi xa xôi, hẻo lánh này, nói về sự hiếu học không gia đình nào vượt qua được gia đình ông.

Nghe tôi muốn viết bài về gia đình hiếu học, anh Phan Minh Trí, Trưởng ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp, không cần đắn đo dẫn tôi đến ngay nhà ông Phan Việt Trung. Bởi, trong cái nơi xa xôi, hẻo lánh này, nói về sự hiếu học không gia đình nào vượt qua được gia đình ông.

“Ổng bệnh điều trị cả tuần nay trên Cần Thơ nên xuống sức, mất hết vài ký lô rồi đó chú ơi”, vợ ông cho biết. Tôi nhìn ông Trung, khuôn mặt ông có phần nhợt nhạt. Bác gái giải thích: “Hồi nào giờ ổng đâu có bệnh tới cỡ này, bệnh ít là ổng ráng lướt qua hết để đi làm kiếm tiền lo cho con ăn học”.

Một thời gian khổ

Có lẽ vì những lần “ráng” ấy để lo miếng cơm, manh áo và cái chữ cho 4 người con, giờ đây sức khoẻ ông đã xuống dốc. Có thể nói, với một gia đình khá giả, chỉ cần nuôi 1, 2 đứa con ăn học đã đủ mệt, đằng này ông Trung nuôi đến 4 người con trong điều kiện khó khăn thì quả là sự nỗ lực lớn vô cùng. Giờ đây, trong số 4 người con của ông, có 3 người thành đạt trên đường học vấn (1 người là giáo viên THPT, 1 thạc sĩ y khoa, 1 kỹ sư tin học). Bên cạnh đó, cô con dâu cũng là tiến sĩ y khoa.

Mặc dù tuổi cao nhưng ông Trung vẫn đang ra sức giáo dục con cháu, vận động con em trong ấp nỗ lực trong việc học tập để hoàn thiện bản thân.

Sinh năm 1949 tại Ðà Nẵng, ông Phan Việt Trung theo gia đình vào Nam sinh sống từ nhỏ. Năm 1969, ông tham gia làm công tác giao liên tại huyện Trần Văn Thời cho đến ngày đất nước thống nhất. Do không đất sản xuất nên những ngày đầu lập gia đình ra riêng, vợ chồng ông chỉ biết làm thuê để sống. Khi có ít vốn, ông sắm chiếc xuồng nhỏ chở mắm, khô của vùng U Minh đi khắp các tỉnh ÐBSCL để bán. Nhờ chịu khó làm ăn nên chẳng mấy chốc vợ chồng ông có vốn sang đất làm nông nghiệp. “Lúc đó, ở cái xứ khỉ ho, cò gáy này kiếm miếng cơm đã khó, kiếm cái chữ lại càng khó khăn gấp trăm lần. Nhà xa trường hơn chục cây số, đường sá thì lầy lội, đi lại vất vả lắm. Nhiều đêm trời tối, tháng mưa, các con tôi phải lội bộ đi học từ 3-4 giờ sáng để đến trường, nhìn các con lòng tôi xót lắm”, ông Trung bộc bạch.

Nhà làm mấy chục công ruộng nhưng không đủ ăn, không biết ví lúa là gì, nhiều khi còn phải đi chạy gạo để lo cho các con được no cái bụng. Hết mùa ruộng, vợ chồng ông chuyển sang làm nghề rừng, mua củi hầm than để đổi lấy gạo nuôi con, rồi lại rong ruổi chèo xuồng đi bán con khô, con mắm mong sao có tiền lo cho con ăn học. “Cực khổ cỡ nào tôi cũng không sợ, chỉ sợ bệnh làm không được, các con gãy gánh học giữa đường. Có lúc cùng lo tiền cho 2-3 đứa đang học ở Cần Thơ rất đuối sức nhưng cũng phải bấm bụng, không dám hé môi sợ tụi nó buồn mà ảnh hưởng đến việc học”, ông Trung trần tình.

Và cuối cùng ước nguyện của ông bà cũng đã thành sự thật khi các con ông đã công thành danh toại. Anh Phan Việt Quốc, con trai lớn ông Trung, hiện là giáo viên Trường THPT Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Anh em tôi có được như hôm nay là nhờ vào nghị lực của cha. Nhiều lúc thấy cha mẹ cực khổ, tôi muốn nghỉ học để phụ giúp cha mẹ nuôi các em, nhưng cha tôi không bao giờ cho. Mỗi lần anh em tôi đòi nghỉ học là cha tôi lại lao động nhiều hơn để chứng minh cho chúng tôi thấy cha sẽ lo được tất cả. Nhìn thấy sự cố gắng của cha mà anh em tôi càng nỗ lực nhiều hơn”.

Thắp sáng phong trào hiếu học

Không chỉ lo cho các con có cái chữ, ông Trung còn là ngọn lửa thắp sáng phong trào hiếu học tại địa phương. Với cương vị là Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp từ năm 2000-2011, ông có nhiều cách làm hay để khơi dậy lòng hiếu học của con em trong ấp. Anh Phan Trọng Nghĩa (con ông Phan Minh Hiền, ngụ cùng ấp) hiện là giảng viên Trường Ðại học Cần Thơ, bày tỏ: “Tôi có được như ngày hôm nay một phần cũng nhờ có bác Trung.

Trước đây, khi làm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học ấp, hằng năm bác đều tổ chức lễ khuyến học với đầy đủ nghi thức: tổng kết kết quả học tập của từng em học sinh trong ấp ở mọi cấp học, tuyên dương ghi lên bảng vàng của ấp những em học sinh có thành tích xuất sắc, đồng thời bác cũng vận động các doanh nghiệp hỗ trợ những em có thành tích học tập tốt, dù ít hay nhiều nhưng năm nào cũng có. Bác sẵn sàng bỏ tiền túi của mình mua heo về làm thịt để chiêu đãi học sinh. Từ đó, tôi và các bạn học sinh trong ấp ai cũng phấn chấn, nỗ lực hết mình trong học tập với mong muốn đạt kết quả tốt nhất vào cuối năm để được vinh danh, cha mẹ nở mặt nở mày với bà con hàng xóm”.

Không chỉ có anh Nghĩa mà thời ông Trung còn làm Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học trong ấp còn có hơn 50 học sinh đỗ trung cấp, đại học, rồi cao học, cho đến nghiên cứu sinh. Ngày nay, do quy định trưởng ấp kiêm phụ trách công tác khuyến học nên ông Trung không còn làm chi hội trưởng nữa, nhưng ngọn lửa hiếu học ông thắp lên vẫn cháy trong lòng bao thế hệ học sinh.

Bà Dương Thu Hiền, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện U Minh, nhận xét: “Với những nỗ lực của bản thận, cùng những đóng góp thiết thực cho xã hội, ông Trung xứng đáng nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của các cấp, các ngành. Ông thật sự là niềm tự hào của bà con, xóm làng, của dòng tộc họ Phan, từ hai bàn tay trắng, không chỉ làm nên cơ nghiệp mà ông còn lo cho con cái, cổ vũ con em trong ấp học hành đến nơi đến chốn là điều rất đáng được trân trọng, là tấm gương sáng để nhiều người noi theo”./.

Bài và ảnh: Trần Thể

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读