Rèn kỹ năng làm bài nhanh,ỳthiTHPTquốcgiaGipsứchọcsinhvượtvũnhận định bóng đa hôm nay chính xác là phương pháp mà các giáo viên đang ôn tập cho học sinh các môn khoa học tự nhiên, để chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2016 đang đến gần. Các em học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn ôn tập cho kỳ thi sắp tới. Ôn tập kỹ, theo từng bước Đang rất chú tâm ôn tập cùng các bạn môn toán, em Phạm Hồng Thái, học sinh lớp 12CB, Trường THPT Chiêm Thành Tấn, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Em chọn thi 4 môn toán, ngữ văn, vật lý và hóa học để vừa xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học. Tuy biết mình rất có sở trường với các môn tự nhiên này, nhưng trong quá trình ôn tập em vẫn rất lo. Em sợ đề thi sẽ khó, nhất là môn toán nên tập trung làm nhiều dạng bài tập, luyện nhiều bộ đề thi của các năm trước”. Được biết, môn toán là 1 trong 3 môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Thầy Mai Minh Cẩn, Tổ trưởng bộ môn toán, Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Vị Thủy, cho biết: “Cách để các em tìm điểm môn toán là cẩn thận, làm đến đâu phải chắc đến đó. Bởi, theo cách thi 2 trong 1 này, học sinh không dễ tìm điểm 5 môn toán. Để giúp các em ôn tập tốt, tôi cùng các giáo viên ôn thi phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là học sinh trung bình thì ôn luyện những phần cơ bản trong sách giáo khoa đến khi nào ổn thì mới chuyển sang phần nâng cao. Còn các học sinh có học lực khá hơn ngoài kiến thức cơ bản sẽ ôn thêm phần nâng cao”. Theo thầy Cẩn thì các giáo viên khi chấm thi môn toán thường tiếc cho học sinh, vì đa phần các em làm bài bỏ bước rất nhiều. Thầy Cẩn chia sẻ kinh nghiệm: “Các dạng bài toán đều có từng bước và những bước cơ bản có thang điểm riêng, nếu nhảy bước vừa mất điểm vừa kéo theo sai cả bài. Vì thế, học sinh cần làm bài theo từng bước một để tìm kiếm điểm, tránh điểm liệt”. Kỹ năng làm bài trắc nghiệm Nếu môn toán, học sinh cần làm bài cẩn thận, theo từng bước, thì đối với các môn thi trắc nghiệm như vật lý, hóa học, sinh học thì các giáo viên đưa ra kinh nghiệm cần rèn kỹ năng làm bài nhanh, chính xác để kịp thời gian. Theo nhiều giáo viên, đối với môn sinh học, đề thi môn sinh học năm 2015 có 50 câu, khá dài. Vì thế đa phần các em làm bài không kịp thời gian. Vì vậy, học sinh “sạ” đáp án cầu may. Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay các em học sinh được ôn tập kỹ kiến thức trong sách giáo khoa. Ôn tập kỹ phần này các em sẽ dễ dàng hoàn thành được 30 câu hỏi đầu tiên (6 điểm). Cô Võ Thị Mỹ Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Vị Thanh, giảng dạy môn sinh học, lưu ý: “Không chỉ riêng môn sinh học, mà các môn thi trắc nghiệm khác học sinh cần làm bài theo thứ tự từ trên xuống, tránh xáo trộn để không bị phân tâm, như vậy làm sẽ nhanh và chính xác. Ngoài ra, câu hỏi môn sinh học thường cho kết quả hỏi có bao nhiêu phương án đúng hoặc bao nhiêu phương án sai. Một số học sinh chưa xem kỹ câu hỏi cứ thấy đáp án đúng là chọn, làm mất điểm”. Riêng đối với môn vật lý, thầy Nguyễn Trọng Hiếu, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, thị xã Ngã Bảy, gợi ý: “Đề thi vật lý cho nhiều về lý thuyết, tuy nhiên học sinh không thể học vẹt mà phải học hiểu, thuộc công thức và nên vẽ sơ đồ tư duy cho từng chương, bài. Học sinh muốn có điểm 6 trở lên phải chủ động làm bài tập khi về nhà, chú ý phần điện xoay chiều thường có khoảng trên 10 câu trong đề”. Còn đối với môn hóa học, thầy Trần Hoàng Nam, giáo viên Trường THPT Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Học sinh cần nắm chắc lý thuyết. Học kỹ các khái niệm, định nghĩa, phân loại, cấu tạo, tính chất, tính chất điều chế, đơn chất, hợp chất. Một số nội dung lý thuyết lớp 10, 11 về cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxy hóa khử… Để giải quyết nhanh các bài tập, học sinh cần nắm chắc kiến thức và áp dụng hiệu quả các định luật bảo toàn: nguyên tố, khối lượng, electron trao đổi, chuyển đổi hỗn hợp các chất tương đương, điện tích…”. Kỳ thi đã cận kề, việc ổn định tâm lý của học sinh là quan trọng nhất. Vì thế, bên cạnh những phương pháp học tập hiệu quả từ các giáo viên, bản thân học sinh cần xây dựng một kế hoạch ôn tập khoa học, học đâu chắc đó, để đảm bảo “vượt vũ môn” thành công… Bài, ảnh: CAO OANH |