Sau nhiều năm đều đặn mang chuông đi đánh xứ người tại chiến tuyến Miss World, khoảng 20 người đẹp được cử đi tranh tài nhưng chưa lần nào các đại diện Việt Nam chạm tay tới vương miện xanh. Thậm chí lọt Top 5 chung cuộc cũng là điều chưa từng xảy ra. Thành tích tốt nhất của Việt Nam hiện tại chính là Top 11 do Lan Khuê xác lập ở mùa giải 2015 (VOTE), kế tiếp là Lương Thùy Linh - Top 12.
Lúc Karolina Bielawska - Miss World 2021 sang thăm Việt Nam, đích thân bà Phạm Kim Dung - đơn vị nắm giữ bản quyền Miss World tại Việt Nam có hỏi nàng hậu đến từ Ba Lan vậy rốt cuộc vì lý do gì khiến các đại diện Việt Nam chưa vào sâu các cuộc thi nhan sắc quốc tế. Lúc ấy, Karolina có trả lời: "Những năm qua các đại diện Việt Nam đều rất mạnh và rất được chú ý. Nhưng vấn đề không phải là nhan sắc mà là các hoa hậu Việt chưa biết cách làm sao để nổi bật".
Có lẽ cụm từ "chưa biết cách" chính là từ khóa mà đòi hỏi thế hệ đàn em sau này cần phải lưu ý khi đến với sân chơi sắc đẹp uy tín khốc liệt nhất nhì hành tinh như Miss World. Kể cả Lương Thùy Linh - Đỗ Hà lúc công bố kết quả chung cuộc cũng đang "mấp mé", "thoi thóp" ở việc hy vọng dải sash Vietnam sẽ vào Top chứ chưa bao giờ nghĩ tới việc khi vào Top 5 - vòng cầm mic mình sẽ nói cái gì. Mai Phương của Việt Nam vừa mới khép lại hành trình khá đẹp tại Miss World 2023 với thành tích Top 40 an ủi. Thứ hạng này là một thất bại của cô gái sinh năm 1999, thậm chí nếu không thắng giải thưởng MultiMedia, rất có khả năng Việt Nam sẽ đứng xếp hàng vỗ tay làm nền cho nước bạn.
Suốt hơn hai thập kỷ qua, nhiều người không khỏi thắc mắc đâu là điều mà các đại diện đến từ Việt Nam còn thiếu. Không phải là câu chuyện tiếng Anhvì Mai Phương sở hữu trình độ IELTS 8.0, cũng không phải là chiều caovì Diệu Ngọc nổi bật với vóc dáng 1m80, nếu nói vì bodythì Loan Nguyễn có thể chặt nát tất cả đối thủ đến từ Mỹ Latin còn nói vì chưa đủ xinh đẹpthì gương mặt của Tiểu Vy có thể ví như mỹ nhân ngàn năm có một. Vậy lý do là gì khiến Việt Nam năm lần bảy lượt trượt cơ hội chạm tay vào vương miện?
Khả năng giao tiếp khác với văn hóa ứng xử?
Có lẽ fan yêu cái đẹp đã đến lúc phải phân biệt rõ giữa việc một cô gái Việt nói tiếng Anh tốtvà trả lời ứng xử tiếng Anh hay. Còn nhớ trước lúc lên đường sang Ấn Độ để hiện thức hóa giấc mơ hoa hậu, nhiều người cho rằng Mai Phương sẽ là nữ hoàng ngoại giao tại mùa giải năm nay. Số đông "bấu víu" vào những con số về kết quả học tập, bằng cấp tiếng Anh của người đẹp sinh năm 1999 mà cho rằng: "Cô ấy là thần chiến mạnh nhất mà Việt Nam từng gửi tới Miss World".
Đồng ý rằng, Mai Phương giao tiếp tiếng Anh khá lưu loátvà cô hiểu được mình đang nói gì và cần truyền đạt nội dung gì cho đối phương. Nhưng nó chỉ dừng lại ở mức là truyền tải thông tin từ người này đến người khác. Rõ ràng, tại phần thi Head to Head, đại diện Việt Nam làm khá tốt nhưng cô lại bị hạn chế về ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt và ngữ điệu. Trong khi đó, các chiến thần như CH Séc, vương Quốc Anh hay Lebanon họ tận dụng từng phút từng giây để gói gọn những từ khóa mang tính nút thắt với phong thái đĩnh đạc. Họ mang cả lịch sử - đất nước - con người và tinh thần của quê hương mình để thu hút cảm xúc của ban giám khảo. Cái đó người ta gọi là văn hóa -trình độ ứng xử. Điều này không chỉ Mai Phương không làm được mà hàng loạt các đại diện đàn chị đàn em đi trước đều lép vế.
Vào năm 2010, Nguyễn Ngọc Kiều Khanh đã đánh bại Lưu Thị Diễm Hương lúc ấy đang là Hoa hậu Thế giới Người Việt để giành lấy tấm vé tham dự Miss World, tưởng chừng như cô gái sành sỏi cả tiếng Anh, tiếng Đức do đã từng sống và học tập nhiều năm tại nước ngoài sẽ nối gót Hương Giang lập kỳ tích nhưng lại gây thất vọng vì ra về tay trắng, đây được xem là một bước thụt lùi lớn so với thành tích của những người đẹp trước. Clip giới thiệu bản thân, Kiều Khanh chỉ được khen là phát âm rất chuẩn ngoài ra không có gì đáng để ghi nhớ. Như trường hợp của Vũ Hoàng My, sở hữu trình độ ngoại ngữ và học vấn đáng nể khi xuất phát điểm là sinh viên ngành Thiết kế truyền thông Đại học RMIT và từng theo đuổi thời gian đầu tư cho tiếng Anh nhưng nhập cuộc Miss World 2012 cũng chỉ vào Top 30 Interview và trắng tay tại mùa giải năm đó.
Nếu đưa mic cho Mai Phương, cô ấy sẵn sàng "xổ" tiếng Anh nhưng điểm yếu là cô lại thiếu những lập luận đánh thép, đột phá và thường bị một màu, không đúc kết được ý nghĩa. Đơn cử như Krystynà Pyszkôvá - tân Hoa hậu Thế giới ở vòng vấn đáp dành cho Top 8, người đẹp nhận được câu hỏi: "Nếu bạn được chia sẻ về một vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe phụ nữ, đó sẽ là gì và tại sao". Cô ấy không lê thê dài dòng bằng những mỹ từ cao siêu, cũng không đòi hỏi xã hội phải công bằng với phụ nữ mà cô chia sẻ về việc xóa bỏ sự kỳ thị và xấu hổ xung quanh vấn đề kinh nguyệt. Người đẹp nói được trở thành phụ nữ là một món quà, kinh nguyệt không nên là vấn đề mà nhiều phụ nữ cảm thấy e ngại. Vậy đến bao giờ, nhan sắc Việt mới có được những ý tưởng nhảy số cao siêu như thế?
Mới chỉ dừng lại ở việc xuất hiện chớp nhoáng chưa kịp thể hiện bản thân?
Không phải ngẫu nhiên là BTC giành ra một buổi để tiến hành nghi thức trao sash. Vì mỗi cô gái lúc này đang là đại diện hình ảnh và tiếng nói cho dân tộc mình, cho cả cuộc thi. Nếu đã hạn chế về tiếng Anh, không tự tin giao tiếp và không có khả năng kết nối thì việc được cân nhắc là một trong những ứng cử viên nặng ký cũng không có, chưa nói đến người thắng cuộc.
Với cuộc thi Miss World, ban giám khảo không quá quan tâm đến hình ảnh, visual mà các cô gái xuất hiện trên thảm đỏ hay những bộ trang phục dạ hội thướt tha mà quan tâm nhiều hơn đến tư duy và cách mình thể hiện. Với số lượng thí sinh lên tới 120 người, họ không đủ thời gian để nghe hết các cô gái nói gì, hầu hết người đẹp Việt đang mắc một cái lỗi cơ bản là chờ đợi ai đó gọi đến tên mình, lúc đó mới dám đứng lên trình bày quan điểm. Trong khi đó, các đối thủ mạnh cũng không đủ can đảm để nhường cơ hội cho nhau vì mọi khoảnh khắc đều là tính điểm, đều là thi thố. Cho nên bản thân mình bắt buộc phải xung phong, buộc phải mạnh dạn.
Vào năm 2018, tưởng chừng như nhan sắc ngàn năm có một của Tiểu Vy sẽ vụt sáng tại Miss World nhưng cô chỉ tận dụng vẻ đẹp đó ở những bộ váy dạ hội lung linh hay những tấm hình check-in để gây bão truyền thông quê nhà. Còn lại nàng hậu xứ Quảng vẫn tỏ ra khá luống cuống và để lộ phong thái non nớt của một cô gái mới chỉ 18 tuổi lần đầu xa nhà.
Xuyên suốt 20 năm qua, các cô gái Việt đều trượt phần thi thể thao - mặc dù không ảnh hưởng tới kết quả chung cuộc nhưng theo như Loan Nguyễn chia sẻ phần thi này đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, tinh thần làm việc nhóm và sự chủ động trong việc kết nối, tất cả vì sứ mệnh chiến thắng của đồng đội. Đây cũng là một trong những điều cơ bản mà cả Mai Phương hay Đỗ Hà, Lương Thùy Linh đều không được đánh giá cao.
Câu chuyện, dấu ấn cá nhân?
Ngoài xinh đẹp, tân Hoa hậu Thế giới còn rất tích cực hoạt động thiện nguyện và thành lập quỹ từ thiện mang tên Krystyna Pyszko - nhằm cung cấp nền giáo dục có chất lượng cho trẻ em. Tháng 7/2022, Krystyna cùng tổ chức Sonta Foundation xây dựng một trường dạy tiếng Anh cho hơn 300 trẻ em ở Tanzania. Cô từng trải lòng: "Tôi tin rằng giáo dục là quyền cơ bản mọi trẻ em đều xứng đáng được hưởng, bất kể xuất thân hay hoàn cảnh". Đồng thời, Krystyna cũng hỗ trợ bữa trưa và xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho toàn bộ giáo viên và học sinh tại trường. Cô cũng đã kêu gọi và trồng được hơn 1000 cây xanh, nhằm mục đích chống nạn phá rừng, tăng cường đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Krystyna hy vọng có thể nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng và thúc đẩy các hoạt động lâm nghiệp bền vững. Tất cả những việc này cô làm lúc cô chưa tròn 23 tuổi.
Trong khi đó profile của Mai Phương chỉ vẻn vẹn trong những gạch đầu dòng khá sơ sài, cô được giới thiệu là người sáng lập ra quỹ YAKO By Maiphuong. Một dự án sản xuất, kinh doanh thời trang và dùng toàn bộ doanh thu để làm từ thiện. Kể cả Đỗ Hà hay Lương Thùy Linh - Tiểu Vy còn không có câu chuyện "đủ mặn" để mang đến Miss World. Vì thời gian đăng quang trong nước cho đến khi xuất ngoại chỉ có vẻn vẹn 3 tháng chuẩn bị.
Sẽ rất lâu nữa, Việt Nam mới có một đại diện có tư duy và có dấu ấn riêng biệt khi mang chuông đi đánh xứ người. Và cái hay của các nước trong khu vực chính là họ biết điểm mạnh của mình nhưng không để nó làm lu mờ các chuẩn mực, yêu cầu và tiêu chí của một cuộc thi mang tính toàn cầu. Đó mới là sự thành công.
Dự án nhân ái chưa đủ sâu?
Ban giám khảo không muốn nghe những phát biểu mang tính chất đại trà: "Tôi muốn làm", "Tôi sẽ làm", "Tôi mong muốn đóng góp". Cái mà họ cần chính là một dự án nhân ái khả thi, có lộ trình rõ ràng và có chiều sâu. Đơn giản như Lương Thùy Linh đăng quang Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 vào tháng 8 và tháng 11 cô phải lên đường sang vương quốc Anh để chinh chiến. Một cô gái chỉ mới 19 tuổi chỉ có 3 tháng để chuẩn bị tất cả mọi thứ, trong đó có dự án nhân ái. Những giọt mồ hôi mà nàng hậu gốc Cao Bằng thể hiện trong dự án "Xây đường - đắp ước mơ" cũng phần nào khiến ban giám khảo xúc động nhưng nó chỉ mang tính chất tạm thời. Và sau khi kết thúc Miss World 2019, Lương Thùy Linh vẫn chưa có nhiều thời gian về thăm lại con đường tâm huyết này và không đủ thời gian để "nhân bản" thêm nhiều con đường ở miền rẻo cao của tổ chức. Nó đang là một hoạt động xây đường hơn là một dự án dài hơi.
Năm 2016, Hoa khôi Diệu Ngọc mang đến Hoa hậu Thế giới một dự án vô cùng sáng suốt, đó chính là xây dựng trường học với tâm niệm: Đầu tư cho giáo dục là chắp cánh ươm mầm cho tài năng không bao giờ là muộn.Nhưng từ đó tới nay, không thấy cô gái gốc Đà Nẵng đề cập tới dự án này. Năm 2015, Lan Khuê lên đường tham gia Hoa hậu Thế giới cùng với dự án "Chung tay cùng Khuê" được người đẹp bắt tay thực hiện ngay sau khi kết thúc cuộc thi Hoa khôi áo dài và rõ ràng nó đều mang tính cập rập, chuẩn bị rập khuôn và không có đường dài. Năm 2012, Vũ Hoàng My mang dự án giúp đỡ trẻ em hở hàm ếch tại quê nhà tới Hoa hậu Thế giới ở phần thi Hoa hậu nhân ái nhưng cũng không đủ sức lay động những người cầm cân nẩy mực.
Kỳ vọng về một chiếc vương miện Hoa hậu Thế giới sẽ về với Việt Nam có vẻ hơi xa vời nhưng rõ ràng chúng ta phải bám sát tiêu chí của cuộc thi để có những đường đi nước bước đúng đắn và đúng trọng tâm. Vì hơn hết, vương miện Miss World chỉ trao cho một cô gái toàn năng về mọi phương diện.
评论专区