Cam xoàn mùa nghịch thường cho giá trị cao gấp đôi so với mùa thuận,ửlcamchotringhịchvụbằngmngphủlịch bóng đá ngoai hang anh vì vậy hiện nay một số nhà vườn trồng cam trong tỉnh đã áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái mùa nghịch. Đó là sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác cam.
Sau khi xiết nước cam, ông Cơ tưới nước để cây bị sốc, đâm chồi, ra hoa nghịch vụ.
Hai năm nay, ông Phạm Văn Cơ, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, đã ứng dụng màng phủ xử lý ra hoa nghịch vụ cho cam. 5 năm trước, ông Cơ đầu tư trồng 6 công cam xoàn, khi cây cho trái chiếng đúng vào mùa thuận nên bán giá không cao, chưa có lợi nhuận. Từ đó, ông đã nghĩ đến việc tăng thu nhập bằng việc cho trái nghịch vụ nên ông đi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi để áp dụng. Năm đầu thực hiện màng phủ che gốc cam thì việc xử lý không cho kết quả như mong đợi. Ông Cơ cho biết vì lúc đó ông chưa nắm rõ kỹ thuật phủ gốc, đôi lúc chỗ gốc cây bị nước rỉ vào, thời gian đậy chưa đúng nên cam cho trái không đồng loạt. Đến năm 2016, ông Cơ được ngành nông nghiệp xã mời tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng cam do nhà khoa học từ Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn nên từ vụ cam năm tiếp theo ông đã xử lý ra hoa thành công.
Ông Cơ chia sẻ kinh nghiệm: “Đậy màng phủ là phương pháp cắt nước trong mùa khô, nhằm tạo sự căng thẳng sinh lý trong cây để kích thích ra chồi non. Sau đó, mở màng phủ và tưới nước thì cây sẽ ra hoa. Phương pháp này giúp cây cho trái đồng loạt, việc thu hái cũng dễ dàng hơn”. Ông Cơ cũng lưu ý khi thực hiện nên bón phân hữu cơ hoai mục để giữ ẩm cho cây và đảm bảo dinh dưỡng cho cây phát triển, tránh rụng lá trong thời gian bị cách ly với nước. Trong thời gian này nên dùng các loại thuốc chống rụng trái, phòng tránh nhện đỏ, nhện vàng bằng các loại thuốc an toàn được khuyến cáo. Cũng nhờ biết kỹ thuật, vụ cam năm 2016, ông Cơ bán cam được giá cao, dao động từ mức 24.000-30.000 đồng/kg. Với 6 công cam cho trái nghịch vụ, ông Cơ nhẩm tính thu lời hơn 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc.
Nông dân Nguyễn Văn Kịch, ở ấp Phương An B, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, cũng rủng rỉnh thu tiền nhờ áp dụng biện pháp này. Ông Kịch cho biết, làm màng phủ cho cây cam cũng tương tự như làm màng phủ trong canh tác hoa màu, bao gồm cao su dẻo đậy phủ kín gốc cây. Việc che màng phủ cho cam khoảng 2 tháng thì màng phủ sẽ ngăn nước mưa tiếp xúc với mặt đất, làm ẩm độ trong đất tăng cao. Nhà vườn vẫn chăm sóc, bón phân cho cây bình thường, khi mở màng phủ mới tưới nước, làm cây cam bị sốc nhiệt, cho ra hoa. Để làm màng phủ cho 1 công cam, ông Kịch phải bỏ ra chi phí đầu tư khoảng 7 triệu đồng, nhưng hiệu quả mang lại khá cao. Vì ông Kịch trồng cam xoàn, loại trái cây luôn được ưa chuông trên thị trường và giá bán cao hơn các loại cam khác. Vào mùa nghịch, cam xoàn thường có giá khoảng 50.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với mùa thuận. Vì vậy, thu nhập của ông Kịch cả tỉ đồng/5 công cam mùa nghịch.
Áp dụng kỹ thuật đậy màng phủ cho cây cam chỉ mới xuất hiện khoảng 2 năm gần đây, được nông dân thực hiện chưa nhiều nhưng đã mang về hiệu quả thiết thực. Nếu cách làm này được nhân rộng trên nhiều loại cây trồng khác như chôm chôm, nhãn... sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho nhà vườn Hậu Giang.
Bài, ảnh: TRÚC LINH