Nhà báo Khashoggi mang quốc tịch Saudi Arabia và sinh sống tại Mỹ,ơchiarẽvớiSaudiArabiasauvụnhàbáoJKhashoggimấttíkết quả giải hạng nhất quốc gia hôm nay đã mất tích sau khi vào Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Các nguồn tin chưa được kiểm chứng cho rằng nhà báo Khashoggi từng viết bài chỉ trích việc Saudi Arabia can dự vào tình hình chiến sự tại Yemen và nhiều khả năng nhà báo này đã bị sát hại bên trong tòa lãnh sự, điều mà phía Saudi Arabia khẳng định là “vô căn cứ”.
Các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cuộc điều tra ngay sau khi có thông tin nhà báo Khashoggi mất tích. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phát hiện 15 công dân Saudi Arabia tình nghi liên quan, trong đó đã xác định danh tính của 8 người.
Trước tình hình trên, các đồng minh gần gũi nhất của Saudi Arabia ở Trung Đông là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain không có lựa chọn nào khác là đứng về phía Thái tử Mohammed bin Salman. Trong khi đó, những nước không ưa gì Vương quốc này trong thế giới Arab và Hồi giáo chắc hẳn “mãn nguyện” khi nhìn Saudi Arabia này rơi vào tình thế đau đớn này.
Về phần mình, các cường quốc phương Tây dường như không muốn bị nhìn nhận là “bao che” cho Thái tử Mohammed bin Salman - người dùng mọi công cụ ngoại giao để thủ tiêu lực lượng chỉ trích. Giờ thì ngày càng khó hơn để thuyết phục giới nghị sĩ mang tư tưởng hoài nghi ở Washington, London, Ottawa cũng như ở các nước khác thông qua các thương vụ vũ khí cho Saudi Arabia.
Tại Mỹ, nhiều thượng nghị sĩ cho rằng Washington phải ngừng bán vũ khí cho Saudi Arabia nếu có đủ bằng chứng cho thấy nhà báo Khashoggi bị sát hại trong lãnh sự quán của Riyadh ở Istanbul. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản đối vì ông cho rằng Mỹ sẽ tự hại mình nếu ngừng bán vũ khí cho Saudi Arabia. Mặc dù vậy, ông Trump tuyên bố sẽ “trừng phạt nghiêm khắc” Saudi Arabia nếu tìm được bằng chứng chứng tỏ Riyadh sát hại nhà báo Khashoggi.
Anh và Mỹ đang xem xét tẩy chay hội nghị đầu tư lớn được mệnh danh là "Davos của vùng Sa mạc", dự kiến diễn ra trong tháng 10 này tại Saudi Arabia do lo ngại về số phận của nhà báo Khashoggi. Các nguồn tin ngoại giao cho biết cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin lẫn Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liam Fox có thể sẽ không dự hội nghị này. Hội nghị do Thái tử Saudi Arabia Mohamed bin Salman chủ trì để quảng bá cho kế hoạch cải cách của ông, vì vậy, sự vắng mặt của các nhân vật và tổ chức trên được coi là một đòn mạnh giáng vào nỗ lực kinh tế của ông Salman.
Saudi Arabia cảnh báo sẽ dùng những biện pháp mạnh mẽ hơn để trả đũa mọi biện pháp trừng phạt được áp đặt nhằm vào vương quốc này do vụ nhà báo Khashoggi mất tích. Hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia dẫn một nguồn tin Chính phủ của vương quốc này tuyên bố: "Saudi Arabia hoàn toàn phản đối những lời đe dọa cũng như các nỗ lực nhằm làm tổn hại đến vương quốc này, dù là thông qua việc đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, gây áp lực chính trị hay đưa ra những cáo buộc vu khống”.
Khi Thái tử Mohammed bin Salman thề đáp trả mạnh tay nếu Saudi Arabia bị trừng phạt vì vụ nhà báo này thì Riyadh có nguy cơ gây ra sự chia rẽ đang ngày một sâu sắc hơn bao giờ hết đồng thời tự đẩy mình vào thế cô lập với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc chính quyền Riyadh có sát hại nhà báo đối lập hay không chắc chắn còn cần nhiều thông tin mới có thể kết luận. Các nguồn tin Thổ Nhĩ Kì nói rằng thẩm định sơ bộ của cảnh sát là ông Khashoggi đã bị giết một cách có chủ ý bên trong lãnh sự quán của Saudi Arabia. Tuy nhiên, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cũng để ngỏ cho chính quyền Riyadh “một cánh cửa”. Theo tờ Sabah thân với chính quyền Ankara, ông Khashoggi có thể chỉ bị gián điệp nước ngoài bắt cóc.