【kêt qua bong da y】Ô mai thơm ngon nhờ hóa chất độc hại

Ô mai kém chất lượng tràn lan trên thị trường

Khảo sát tại cửa hàng bán mứt,Ômaithơmngonnhờhóachấtđộchạkêt qua bong da y ô mai, hoa quả cô đặc… có tên T.H.Ph ở chợ Bình Tây, quận 6, Tp HCM, nhân viên của cửa hàng này chào đón rôm rả. “Ở cửa hàng em có đầy đủ ô mai (xí muội) các loại, mứt hoa quả, mua bao nhiêu cũng có”.

Khi hỏi ô mai từ Thái Lan, nhân viên này đưa ra hàng chục loại được bỏ trong các bịch và bao giấy carton. Hỏi về nguồn gốc của những loại này, cô bán hàng nói rằng hàng lấy từ Thái Lan, một số khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, bao bì không lấy một dòng chữ.

Ô mai không rõ nhãn mác tràn lan khắp thị trường

Ô mai không rõ nhãn mác tràn lan khắp thị trường. Ảnh minh họa

Tại kiốt chuyên cung cấp sỉ, lẻ hàng trái cây khô, mứt, ô mai B.T, nhân viên nơi đây dè chừng. Khi được hỏi có bán xí muội Preserved Fruits của Thái Lan hay không, nhân viên nói “đã hết hàng”. Đây là loại ô mai mà cơ sở này phân phối trước đó đã bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an phía Nam phát hiện có chứa hai loại đường là cyclamate và saccharin có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép.

Tại một sạp khác có tên K.T bán ô mai không hạt Xongxingliangguoxilie và mứt ô mai Kiwi được cho là nhập từ Thái Lan. Tuy nhiên, ngoài nhãn mác mù mờ, không có dòng chi tiết nào cho biết thành phần, hạn dùng và nhãn phụ tiếng Việt.

Theo chủ cửa hàng này, mỗi ngày nơi đây bán gần 200 kg ô mai các loại. Chủ yếu bỏ mối cho các đại lý ở TPHCM và một số mối khác lấy về tiêu thụ ở miền Tây.Tuy nhiên theo tìm hiểu, hầu hết ô mai chảy vào chợ lớn nhất miền Nam này là hàng Trung Quốc thông qua đường nhập lậu. Còn cơ quan chức năng cho biết, các loại ô mai đã bị phù phép bằng cách dán nhãn phụ bằng tiếng Việt lên bao bì để lừa người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tại phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng với nghề sơ chế ô mai (loại ô mai đã được phơi khô nhưng chưa ướp đường, gừng và những gia vị khác), theo ghi nhận của PV Infonet, quy trình ủ chanh, quất, sấu... để làm ô mai của hàng chục hộ dân ở đây cũng rất mất vệ sinh.

Ô mai thơm ngon vì ngậm độc chất

Không chỉ có những nguy hiểm từ ô mai bẩn được sản xuất thủ công trong nước, người tiêu dùng còn phải đối mặt với những nguy hại từ ô mai kém chất lượng được nhập từ Trung Quốc. Theo thông tin cập nhật từ Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, sản phẩm ô mai của 3 công ty thực phẩm uy tín tại đất nước này có chứa rất nhiều chất phụ gia gây độc hại cho sức khỏe của con người như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth, chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide… Đặc biệt, thông qua kiểm định còn thấy được nồng độ các chất này trong ô mai cao gấp 3 lần quy định.

Vào tháng 8 năm 2012, Sở Y tế công cộng bang California, Mỹ đã phát hiện lượng chì cực lớn trong 14 loại ô mai gừng, mận được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.

Cuối năm 2009, một số quốc gia trên thế giới cũng phát hiện và cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng ô mai nguồn gốc Trung Quốc vì sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép.

Ô mai tiềm ẩn nhiều hóa chất gây hại cho người tiêu dùng

Ô mai tiềm ẩn nhiều hóa chất gây hại cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Mới đây, ngày 22/5/ 2014, lực lượng chức năng kiểm tra chiếc ôtô tải đang dừng đỗ ven tuyến quốc lộ 1 (đoạn gần cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ). Bên trong xe, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Cục nghiệp vụ của Bộ Công an... lại phát hiện cả trăm bao tải chứa mứt, nho khô, hạt dẻ cười, ô mai, bánh kẹo kém chất lượng… đều in chữ Trung Quốc.

Chuyên gia An toàn vệ sinh thực phẩm nói gì về chất lượng ô mai?

Trao đổi với báo giới, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết từng phát hiện 6 ô mai, mứt khô tại 3 hộ kinh doanh ở chợ Bình Tây có hàm lượng chì vượt mức cho phép.

Ngoài ra, mẫu ô mai không hạt Songxingliangguoxilie có hàm lượng chì 0,152 mg/kg, hàm lượng đường Cyclamate là 2,25%. Đây là chất tạo ngọt không được phép sử dụng trong thực phẩm bị Bộ Y tế cấm từ lâu. “Hầu hết các mẫu được kiểm tra đều không rõ nguồn gốc, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng”, bác sĩ Mai cho biết.

Còn PGS.TS Phan Thị Sửu - GĐ Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (Hội khoa học An toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết, ngày càng nhiều loại ô mai mới, trong nước không sản xuất, chủ yếu được nhập lậu như các loại xí muội, hồng đào...

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã khuyến cáo, người tiêu dùng không nên chọn các loại ô mai nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng... để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn. Chỉ nên mua ô mai tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần... rõ ràng.

Ngoài ra, Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng khuyên các bà nội trợ nên tránh loại mứt, ô mai có màu sắc rực rỡ vì dễ bị dùng phẩm màu công nghiệp, chứa nhiều kim loại nặng. Tuyệt đối không chọn mứt có màu sắc không nguyên gốc (như mứt bí nên chọn màu trắng, còn mứt bí các màu thì không nên mua) vì nếu ăn phải ô mai kém chất lượng dể gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng (gan, mật, thận) rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Linh Nguyễn (Tổng hợp)

Ô mai, xí muội Trung Quốc tràn về thủ đô
La liga
上一篇:Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
下一篇:Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh