【ket qua thuy si】Sửa Luật Hải quan để hội nhập

 人参与 | 时间:2025-01-13 02:40:48

sua luat hai quan de hoi nhap

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn. Ảnh: Quang Hùng

Về mục đích của việc sửa đổi Luật Hải quan lần này,ửaLuậtHảiquanđểhộinhậket qua thuy si Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã nhiều lần khẳng định: Sửa Luật Hải quan để đổi mới toàn diện hoạt động hải quan... Những đổi mới này phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2030 đã được Quốc hội phê duyệt, Chiến lược phát triển ngành Tài chính, Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sửa Luật có phù hợp với sự đổi mới của các đối tác?

Có ý kiến e ngại những cải cách đổi mới về hải quan trong Luật Hải quan (sửa đổi) là rất mạnh mẽ, nhưng liệu có phù hợp với sự đổi mới của các đối tác, cơ quan khác, đặc biệt là DN?

Thực tế cho thấy, quản lý nhà nước về hải quan đã, đang được hiện đại hoá, áp dụng các công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quản lý rủi ro có tính tự động cao để giảm thiểu các phiền hà tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm thời gian thông quan, minh bạch và liêm chính. Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 cũng chỉ rõ mục tiêu: “phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế DN ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO); áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan”.

Chính vì vậy, Luật Hải quan (sửa đổi) cần phải thể chế hóa, quy định rõ các cơ chế pháp lý để tạo điều kiện cho việc triển khai, áp dụng khoa học, công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào quản lý hải quan. Đồng thời, tạo cơ chế rõ ràng để huy động mọi nguồn lực cả trong nước và quốc tế để đầu tư, phát triển, áp dụng khoa học, công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại đáp ứng mục tiêu quản lý hải quan đến năm 2020.

Tuy nhiên, chỉ ngành Hải quan cải cách không thôi là chưa đủ, rất cần có sự phối hợp cải cách đồng bộ của các bộ, ngành và DN. Để thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (NSW) không chỉ có bộ máy của cơ quan Hải quan phải vận hành mà đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành khác, như Bộ Giao thông vận tải, Công Thương... Hiện các bộ đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kết nối các hệ thống CNTT của từng bộ vào Cổng thông tin của NSW. Đó là hệ thống thông quan điện tử và e-Manifest của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), hệ thống eCOSys (cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua phương thức điện tử) của Bộ Công Thương, Cổng thông tin thủ tục đối với tàu biển xuất nhập cảnh của Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải).

Xác định được tầm quan trọng này, ngành Hải quan đã có quá trình cải cách hiện đại hóa từ nhiều năm, trong đó thực hiện thủ tục hải quan điện tử- một phương thức quản lý hiện đại đã được ngành Hải quan thí điểm áp dụng từ năm 2005, dần được mở rộng từ năm 2011 và đến nay đã được áp dụng rộng rãi trên 34 cục hải quan cả nước. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đã triển khai những biện pháp quản lý phối hợp như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan… từng bước hoàn thiện để sẵn sàng cho DN làm quen. Minh chứng rõ nhất là chương trình “DN ưu tiên” đã được ngành Hải quan triển khai thực hiện trong 2 năm với đầy đủ đối tượng DN (có DN FDI, Tổng công ty, DN nhỏ và vừa, DN trong nước, DN nước ngoài), đã được các DN đánh giá là bước cải cách mạnh mẽ về cách thức quản lý DN hiện đại, tạo thuận lợi cho DN và cho hoạt động XNK…

Hơn thế nữa, qua khảo sát, đánh giá cho thấy, trình độ phát triển, đầu tư cơ sở kỹ thuật của các DN tương đối phù hợp, đặc biệt là các DN FDI, các Tổng công ty lớn, những DN nhỏ và vừa cũng đang tiếp tục được đầu tư… Cùng với đó là công cuộc cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ của các bộ, ngành. Như vậy, có thể thấy sự đổi mới, cải cách của ngành Hải quan sẽ dần tương thích được với DN và các bộ, ngành liên quan.

Bộ máy tổ chức sẽ được đồng bộ

Song hành với việc cải cách phương thức làm việc thì việc cải cách bộ máy tổ chức là việc cần phải thực hiện. Khác với quy định tại Luật Hải quan hiện hành, tại dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã dành hẳn một chương quy định về nhiệm vụ, tổ chức Hải quan, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của Hải quan, nguyên tắc tổ chức và hoạt động hải quan, hệ thống tổ chức hải quan và quy định về công chức Hải quan.

Trong đó xây dựng lại quy định về hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam gồm có: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan; Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.

Theo phân tích của Ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi), ngành Hải quan đang thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại hóa, vì vậy cần xây dựng Hệ thống xử lý dữ liệu tập trung, thống nhất và tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc. Nhưng do phạm vi quản lý bị chia tách theo từng địa bàn tỉnh, thành phố nên việc đầu tư bị phân tán, dàn trải; việc xử lý, chia sẻ dữ liệu thông tin cũng gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, việc bố trí biên chế, lực lượng bị phân tán nên hạn chế về năng lực và thẩm quyền trong một số lĩnh vực nghiệp vụ đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo thống nhất, kịp thời trong một số lĩnh vực chuyên sâu như chống buôn lậu, chống ma túy, kiểm tra sau thông quan…

Luật Hải quan hiện hành đã xác định: Hải quan được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tính chất công việc tương đối độc lập, theo đó, hoạt động nghiệp vụ không thực sự gắn với đơn vị hành chính theo hệ thống tổ chức hành chính nhà nước mà phụ thuộc vào lưu lượng, quy mô, địa điểm, nơi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, việc tổ chức cấp Cục hải quan gắn với địa giới hành chính (tỉnh, liên tỉnh) không thực sự bảo đảm tính linh hoạt, chủ động trong việc sắp xếp, tổ chức lại, thành lập các đơn vị hải quan mới (chia tách hoặc sáp nhập) phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm từng địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý của hải quan trong những giai đoạn phát triển khác nhau.

Do đó, Dự thảo sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức hải quan theo hướng bỏ cụm từ “tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”; Việc xây dựng hệ thống tổ chức của Hải quan theo phương án này sẽ tạo điều kiện để bảo đảm hiệu quả trong việc bố trí nguồn nhân lực, vật lực, phù hợp với yêu cầu quản lý hải quan, khắc phục được những hạn chế đặt ra hiện nay.

Cụ thể, hệ thống tổ chức của Hải quan được xây dựng theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động XNK, đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý của hải quan. Như vậy có cục hải quan nằm trong địa giới 1 tỉnh, có cục hải quan nằm trong địa giới nhiều tỉnh, cũng không loại trừ trường hợp 2 cục hải quan nằm trong địa giới 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thu Trang

顶: 61踩: 4562