【m lich thi dau】Sự im lặng của Tổng thống Biden với Thổ Nhĩ Kỳ: Lời cảnh báo hay làm ngơ?
“Dấu lặng” trong quan hệ Mỹ - Thổ
Một số chuyên gia cho rằng sự im lặng của Tổng thống Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là dấu hiệu cho thấy một tông giọng cứng rắn hơn của Washington,ựimlặngcủaTổngthốngBidenvớiThổNhĩKỳLờicảnhbáohaylàmngơm lich thi dau đó là Ankara phải thay đổi thái độ và hành vi, nếu không sẽ tiếp tục nhận phải sự lạnh nhạt.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Getty |
"Mối quan hệ này đang bị thử thách và chúng tôi không còn ở vị trí phải dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể dựa vào những đồng minh NATO khác", hạ nghị sĩ đảng Dân chủ bang Virginia Abigail Spanberger, một quan chức trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho hay.
Hầu hết giới quan sát đều nhất trí rằng có rất ít tín hiệu tích cực để ngăn quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trượt dài, thậm chí cả khi một số quan chức cấp cao trong chính quyền ông Biden đã điện đàm với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.
"Đây là điểm thấp nhất trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ", Aykan Erdemir, một cựu thành viên thuộc nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ, nay làm việc tại Quỹ Quốc phòng các nền dân chủ nhận định.
Ông Biden không còn xa lạ với ông Erdogan khi còn là Phó Tổng thống. Tuy nhiên, mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ là một phép thử quan trọng trong chính sách đối ngoại hiện nay của Tổng thống Biden nhằm cân bằng các lợi ích và hàn gắn những rạn nứt với đồng minh NATO lâu năm này.
Hướng tiếp cận quyết đoán của Thổ Nhĩ Kỳ trong chính sách đối ngoại có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng cho chính quyền ông Biden, từ thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 với Nga cho tới sự bất đồng về quan điểm giữa Ankara và Washington, trải dài từ Địa Trung Hải, Trung Đông cho tới Bắc Phi. Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi mua các thiết bị phòng thủ từ Nga mặc dù các cựu quan chức Mỹ cho rằng các lệnh trừng phạt này không nhằm vào việc làm tổn hại nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Đưa ra bình luận về vấn đề này, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Washington nhận định rằng Ankara "rất coi trọng" quan hệ với Mỹ và sẽ hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ với chính quyền ông Biden.
"Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh NATO trong gần 7 thập kỷ. Thỏa thuận S-400 không tạo ra bất kỳ sự thay đổi chiến lược nào với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara vẫn là một đồng minh đáng tin và có trách nhiệm của NATO. Trong 2 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đang đề xuất thành lập một nhóm làm việc, bao gồm cả NATO để giải quyết những mối lo ngại liên quan đến S-400", Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.
Đường ai nấy đi?
Bài toán cho chính quyền ông Biden hiện nay là duy trì sức ép lên Thổ Nhĩ Kỳ, song đồng thời cũng phải bảo vệ liên minh quân sự truyền thống này. Một số cựu quan chức Mỹ cảm thấy chính quyền ông Biden sẽ không dễ để vạch ra chính sách với Ankara bởi một số người vẫn coi Thổ Nhĩ Kỳ là bức tường thành quan trọng ở sườn phía Nam của NATO song lại không coi Tổng thống Erdogan là một đối tác đáng tin sau những động thái xích lại gần Nga.
Đã nhiều lần, căng thẳng khiến một số người đặt ra câu hỏi liệu Mỹ - Thổ có “đường ai nấy đi” nhưng trên thực tế, mối quan hệ về mặt quốc phòng giữa 2 nước có sự liên kết sâu sắc với nhau: Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt các vũ khí hạt nhân ở Căn cứ không quân Incirlik, cách Biển Địa Trung Hải chưa tới 65km và một hệ thống radar cảnh báo sớm của NATO cũng được đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ để phòng vệ trước các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một nhân tố quan trọng ở khu vực Biển Đen trong khi căng thẳng giữa phương Tây và Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea năm 2014.
Một cựu quan chức cấp cao Mỹ đã gọi Thổ Nhĩ Kỳ là một "kẻ thù tự nhiên" của Nga và một bức tường thành tiềm năng nhằm chống lại "sự bành trướng" của Iran ở Trung Đông.
Chính quyền ông Biden khẳng định rằng Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm về các hành động của mình, đồng thời duy trì quan hệ thân thiết với tư cách là những đồng minh NATO.
"Chúng tôi cùng chia sẻ lợi ích trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, chấm dứt xung đột ở Syria, chống lại những ảnh hưởng xấu trong khu vực. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường những giá trị như nhân quyền, luật pháp, bảo vệ các lợi ích của mình đồng thời hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong một liên minh xuyên Đại Tây Dương về những vấn đề quan trọng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Dù vậy, sự thiếu tin tưởng hiện nay đến từ cả phía Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đã nhiều lần chỉ trích phương Tây về việc ủng hộ các nhóm vũ trang người Kurd ở Syria.
"Liên minh NATO này là kiểu gì vậy? Họ hành động với những kẻ khủng bố. Ngược lại, chúng ta thì duy trì cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở mọi nơi và chúng ta sẽ tiếp tục duy trì điều này. Chúng tôi sẽ cởi mở miễn là những người bạn hành động như những người bạn. Nếu không thì chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì có thể", ông Erdogan tuyên bố trong một bài phát biểu vào tháng trước.
Merve Tahiroglu, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Dự án Dân chủ Trung Đông nhận định, trước đây, "quân đội Mỹ sẽ luôn ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ và là một trong những người bảo vệ lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ khi Quốc hội hoặc Nhà Trắng quay lưng với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng điều này không còn xảy ra nữa".
Lập trường cứng rắn hơn của Washington với Ankara, được củng cố bởi các lệnh trừng phạt dưới thời cựu Tổng thống Trump sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga, thậm chí có thể còn đi xa hơn dưới thời chính quyền mới. Khi được hỏi liệu ai là người trong chính quyền tiếp theo có quan điểm ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ, một cựu quan chức cấp cao Mỹ không thể nêu ra bất kỳ cái tên nào.
Không thể buông tay
Dù vậy, bất chấp những bất đồng, hầu hết chuyên gia đều cho rằng mối quan hệ này sẽ không tan vỡ. Với phương Tây, dù cách đây 70 năm khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO hay đến nay vẫn vậy, đây là vấn đề địa chính trị: Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa quá quan trọng về mặt địa lý và và quá cần thiết để Mỹ duy trì vị thế ở Trung Đông. Thậm chí, ngay cả khi các quan chức Mỹ và châu Âu giận dữ với những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ thì chưa bao giờ họ đặt ra câu hỏi nghiêm túc rằng Thổ Nhĩ Kỳ liệu có thuộc về NATO hay không.
Với Ankara, mối quan hệ trên có ý nghĩa về mặt an ninh và kinh tế. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có sự liên kết với các thị trường và nhà đầu tư phương Tây, bất chấp những căng thẳng giữa 2 bên. Ông Erdogan vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ sự gắn bó sâu sắc với phương Tây để xoay trục sang Nga hay Trung Quốc.
Chuyên gia Tahiroglu cho rằng: "Ông Erdogan, một người thực dụng, thực sự không có nhiều lựa chọn ngoài duy trì quan hệ với Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ không độc lập về năng lượng, nền kinh tế cũng không phát triển mạnh và mặc dù quân đội nước này đang ngày càng độc lập hơn nhưng toàn bộ khu phức hợp công nghiệp - quân sự nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các giấy phép của Mỹ".
"Thổ Nhĩ Kỳ cần duy trì quan hệ tốt đẹp với EU và Mỹ", nhà phân tích này khẳng định.
Tổng thống Erdogan gần đây cũng đã gửi đi những động thái ngoại giao nồng ấm hơn với Washington.
"Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng những lợi ích chung của chúng tôi với Mỹ vượt lên trên những khác biệt về quan điểm. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hành động để xứng đáng với mối quan hệ đối tác liên minh chiến lược giữa 2 quốc gia", Tổng thống Erdogan khẳng định, đồng thời đánh giá mối quan hệ với Washington đang "được thử thách nghiêm trọng".
Về phía Mỹ, mặc dù đã "chán ngán" những hành động của Tổng thống Erdogan nhưng các quan chức Washington đều nói rằng họ cần tìm cách để thúc đẩy 2 nước hợp tác với nhau, ít nhất là không để Ankara hoàn toàn chuyển hướng về phía Moscow hoặc Bắc Kinh.
"Chúng ta phải vạch ra những ranh giới rõ ràng nhưng chúng ta cũng phải đảm bảo rằng có một con đường cho Thổ Nhĩ Kỳ để nước này tự điều chỉnh quan hệ với chúng ta và phần còn lại NATO. Chắc chắn, chúng ta không muốn Thổ Nhĩ Kỳ quay sang Nga ở bất kỳ mức độ nào. Chúng ta không muốn quan hệ giữa Ankara và Moscow trở nên mạnh mẽ hơn", chuyên gia Spanberger bình luận./.