Đây là nhận định của ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược của Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI),ổphiếubấtđộngsảnsẽcósựphânhóamạsoi kèo slovenia khi trao đổi nhanh với phóng viên TBTCVN về triển vọng cuối năm đối với nhóm cổ phiếu ngành bất động sản.
* PV: Ông đánh giá thế nào về diễn biến giá cổ phiếu bất động sản từ đầu năm tới nay?
|
- Ông Lê Đức Khánh:Diễn biến nhóm cổ phiếu bất động sản có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn trước quý I/2018, cụ thể là từ tháng 6/2017 đến cuối tháng 3/2018, thị trường chứng khoán nói chung và nhóm bất động sản nói riêng đã ở giai đoạn tăng điểm mạnh. Các cổ phiếu bất động sản liên tiếp vượt đỉnh mới như VIC, DXG, NVL, NLG…
Giai đoạn 2 có thể nói là giai đoạn điều chỉnh và tạo đáy của các nhóm cổ phiếu bất động sản giai đoạn đầu tháng 4 đến cuối tháng 8.
* PV:Thực tế cho thấy, nhiều cổ phiếu bất động sản không còn giữ được độ “hot” như trước đây, mà dòng tiền chỉ tập trung vào số ít cổ phiếu đầu ngành. Ông đánh giá thế nào về sự phân hóa này? Liệu dòng tiền có sự lan tỏa rộng hơn ra cổ phiếu ngành này không, thưa không?
- Ông Lê Đức Khánh:Chắc chắn các cổ phiếu bất động sản, sau khi đã tăng mạnh rồi điều chỉnh trước đó, sẽ hồi phục trở lại.
Tuy nhiên, sự phục hồi có thể chỉ là những cổ phiếu mạnh, cổ phiếu hàng đầu thị trường, cổ phiếu đầu ngành hoặc có lợi thế cạnh tranh trong ngành mới thu hút dòng tiền tham gia.
Quá trình phân hóa sẽ diễn ra ngày càng sâu sắc. Tôi cho rằng, dòng tiền sẽ tập trung vào một số lượng ít cổ phiếu bất động sản có chất lượng và triển vọng kết quả kinh doanh tươi sáng.
* PV:Cùng với việc dư thừa nguồn cung vẫn lớn, tín dụng bất động sản đang có chiều hướng bị thắt chặt. Đây đang được xem là hai rủi ro lớn nhất làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu bất động sản. Ông bình luận gì về điều này?
- Ông Lê Đức Khánh:Cổ phiếu bất động sản mặc dù được xếp vào nhóm các cổ phiếu cơ bản, nhưng hiếm khi là những cổ phiếu tăng trưởng mạnh theo một xu hướng dài. Chỉ số ít các cổ phiếu tiềm năng nhất với kế hoạch phát triển đặc thù mới có đà tăng trưởng tốt.
Ngành bất động sản bản chất cũng bị ảnh hưởng nhiều yếu tố đầu ra đầu vào, nguyên vật liệu, tốc độ bán hàng, lạm phát. Do đó, so sánh với các nhóm ngành chẳng hạn như dầu khí, thì kém hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
* PV:Trước đó là Vinhomes, hồi tháng 7 là Hải Phát, sắp tới là Cenland, ông nhìn nhận thế nào về xu hướng chào sàn của các doanh nghiệp bất động sản lớn. Liệu các “tân binh” này có nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư hay không, thưa ông?
- Ông Lê Đức Khánh:Vinhomes là 1 tên tuổi lớn trên thị trường và vẫn còn nhiều triển vọng phát triển. Tất nhiên Hải Phát, Cenland cũng đang là công ty có tốc độ tăng trưởng tốt, nhưng cũng cần phải chứng minh mô hình kinh doanh hiệu quả và cần cố gắng nhiều để đạt được kết quả kinh doanh tốt.
Cho dù xu thế chào sàn các cổ phiếu bất động sản khá nhiều trong năm 2018, nhưng chỉ những cổ phiếu có chỉ tiêu tài chính tốt, triển vọng phát triển tiềm năng mới thu hút sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư.
* PV:Vậy từ nay đến cuối năm, liệu rằng nhóm cổ phiếu bất động sản có đủ sức hấp dẫn để thu hút dòng tiền không, thưa ông?
- Ông Lê Đức Khánh:Tôi không cho rằng, nhóm bất động sản sẽ là nhóm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn cuối năm. Tôi vẫn đánh giá cao nhóm ngân hàng, dầu khí, chứng khoán là những nhóm cổ phiếu quan trọng có sức hấp dẫn lớn dòng tiền tham gia.
Tất nhiên, không phủ nhận một số cổ phiếu bất động sản như VIC, VHM, DXG, NLG, HDG, PHR sẽ là những cổ phiếu hút dòng tiền. Dù sao nhóm bất động sản cũng có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ số VN-Index.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái