游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:43:15
Hải quan Newzealand cũng có kinh nghiệm riêng về đối phó với thảm họa thiên nhiên trong những năm qua. Một trong những thảm họa kinh hoàng nhất gần đây là trận động đất 6,3 độ richter xảy ra ngày 22-2-2011 tại Christchurch, thành phố đông dân thứ hai của quốc gia này.
Số người thiệt mạng bởi trận động đất này là 65 người chết. Sáng ngày 23-2-2011, Thủ tướng John Key đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Do thời điểm trận động đất xảy ra đúng lúc mọi người tập trung trong các tòa nhà công sở, nhà riêng ăn trưa nên rất khó khăn việc báo động di chuyển dân chúng. Nhiều người bị kẹt dưới các đống đổ nát hoặc trong những đám cháy ở trung tâm thành phố. Mặt đất trở nên lầy lội do hàng nghìn tấn bùn đất tràn vào thành phố gây ùn tắc và cản trở hoạt động cứu trợ.
Ngay sau khi trận động đất xảy ra, Hải quan Newzealand đã cử một số nhân viên hải quan đến triển khai làm việc luân phiên tại Christchurch để hỗ trợ việc kiểm soát, di chuyển và giải phóng các chuyến hàng cứu trợ. Trong vòng 48 giờ, các đội tìm kiếm cứu nạn đến từ nước ngoài bắt đầu nhập cảnh và triển khai công việc. Đi cùng với họ là rất nhiều trang thiết bị hiện đại khác.
Kết thúc chiến dịch cứu trợ, Hải quan Newzealand đã rút ra được 4 bài học chính để cơ quan Hải quan có thể áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Trước hết,cơ quan Hải quan cần sẵn sàng thiết lập một hoạt động điều phối chung. Một trung tâm hoạt động khẩn cấp đã được đặt tại Hải quan Christchurch ngay sau khi động đất diễn ra. Hoạt động điều phối, trao đổi thông tin cho hoạt động hải quan được đặt dưới sự điều phối của Trung tâm Tác nghiệp và Xác định mục tiêu tích hợp (ITOC) tại Aukland. Thông qua ITOC, cơ quan Hải quan quản lý tốt các nguồn lực, thông tin và nhân sự của mình. Trung tâm cũng là nơi mà nhiều cơ quan chính phủ khác triển khai các hoạt động điều phối trong khuôn khổ thống nhất.
Thứ hai,cơ quan Hải quan cần sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ khác với nhiệm vụ truyền thống được giao tại biên giới. Các nhân viên Hải quan hỗ trợ Cảnh sát điều hành trật tự khu vực trung tâm cũng như thập danh sách những người mất tích. Tại thời điểm đó, cơ quan Hải quan có một chương trình quản lý hành khách và nhờ đó đã giúp Cảnh sát thống kê được số lượng hành khách trong các chuyến bay để xác định số người thực sự mất tích trong thảm họa. Đây cũng là nguồn gốc cho ý tưởng xây dựng một chương trình tương tự mà Cảnh sát Newzealand đang tiến hành.
Thứ ba,cơ quan Hải quan cần tích cực tham gia vào khôi phục hoạt động kinh doanh thương mại. Sau thảm họa, cơ quan Hải quan đã liên lạc với các doanh nghiệp đang làm thủ tục hải quan để đảm bảo chắc chắn họ vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và có cần sự hỗ trợ gì từ phía cơ quan Hải quan không. Hải quan Newzealand hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cho phép lùi thời điểm nộp thuế gián thu, và trong một số trường hợp kiến nghị xét giảm thuế cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, để tham gia hiệu quả vào quá trình giảm nhẹ thiên tai, cơ quan Hải quan còn chú ý tới việc nâng cao sự an toàn và phúc lợi cho nhân viên của mình. Các nhân viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ được thống kê lại để có những biện pháp hỗ trợ cần thiết. Cơ quan Hải quan triển khai thêm các nhân viên trong các khu vực cần trợ giúp để hỗ trợ tối đa cho gia đình các nhân viên Hải quan gặp khó khăn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho tài sản cá nhân, Hải quan Newzealand còn cho phép gia đình những nhân viên bị ảnh hướng đưa tài sản vào hoặc tạm trú trong trụ sở cơ quan.
Những biện pháp mà Hải quan Newzealand thực hiện đã góp phần vào bảo đảm cho cuộc sống của người dân Christchurch, trong đó có cả người thân của các nhân viên hải quan trở lại cuộc sống bình thường. Không thể phủ nhận rằng, Hải quan Newzealand là một trong những cơ quan Hải quan đầu tiên trên thế giới có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Với kinh nghiệm mà Hải quan Newzealand có được trong thời gian qua, vai trò của cơ quan Hải quan càng được khẳng định trong tình hình mới và không chỉ dừng ở biên giới mà còn liên quan nhiều hơn tới lợi ích của toàn xã hội./.
Ngọc Vân
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接