【bong da so. com】Dệt may cần cơ chế đặc thù
Rào cản khó vượt
Nhân lực thiếu và yếu vẫn được nhận định là điểm nghẽn của doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước khi ứng dụng thành quả của CMCN 4.0 vào sản xuất,ệtmaycầncơchếđặcthùbong da so. com kinh doanh. Kết quả khảo sát của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tại 300 DN cho thấy, nhân lực phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng cao với 84,4%, nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 5%, cao đẳng chiếm 10,6%. Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp - Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, trình độ lao động như vậy rất khó cho DN khi tiếp cận CMCN 4.0.
Đầu tư máy móc hiện đại là yêu cầu cấp thiết |
Kết quả khảo sát cũng chỉra rằng, mức độ sẵn sàng trong từng lĩnh vực của ngành dệt may với CMCN 4.0 cũng khác nhau, trong đó ngành sợi được đánh giá ở mức cao nhất với 3,02 điểm/5 điểm. Tuy vậy, các DN ngành sợi cũng mới chỉđầu tư một phần vào khoa học công nghệ, còn xây dựng chiến lược và mục tiêu lâu dài thì chưa có.
Theo ông Hoàng Xuân Hiệp, ứng dụng thành quả của CMCN 4.0 trở thành điều kiện bắt buộc đối với các DN muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tuy nhiên nguồn vốn để đầu tư ứng dụng không hề nhỏ. Chỉnhững DN may có tổng vốn trên 50 tỷ đồng, DN sợi có tổng vốn trên 100 tỷ đồng mới có khả năng đầu tư ứng dụng công nghệ mới, nhưng số DN này chỉchiếm khoảng 15% trong tổng số các DN dệt may trong nước.
Ngoài ra, việc thiếu kiến thức về công nghệ cao, thiếu nhân lực được đào tạo và chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đồng bộ, thiếu tính đột phá cũng là những rào cản không nhỏ cho dệt may Việt Nam tiếp cận thành quả CMCN 4.0.
Hỗ trợ thiết thực
CMCN 4.0 sẽ tạo ra nhiều xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh dệt may. Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex, khách hàng và môi trường kinh doanh mới là yếu tố thay đổi quan trọng nhất đối với dệt may Việt Nam. Nếu trước đây quen với quan điểm DN sản xuất, quảng bá, đẩy hàng hóa ra thị trường và khách hàng mua. Thì nay với môi trường internet, mối quan hệ giữa các khách hàng tạo áp lực với nhà sản xuất, khách hàng trở thành người định hướng về màu sắc, quy mô.
Cũng theo ông Lê Tiến Trường, đã đến lúc DN cần tính toán cho sự thay đổi. Theo đó, nên đầu tư mới hay nâng cấp từng phần theo năng lực tài chính, trong đó đầu tư mới thì chọn mô hình nào, sử dụng loại công nghệ nào, nâng cấp từng công đoạn theo thứ tự ưu tiên nào. Đặc biệt, cần tính toán xem sự tồn tại của mô hình cũ được bao lâu, phục vụ loại sản phẩm nào, đối tượng khách hàng nào.Và để dệt may Việt Nam có thể thực hiện sự chuyển đổi cũng như ứng dụng thành công thành quả của CMCN 4.0 cần những chính sách đột phá. Trong đó, DN đầu tư công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, công nghệ sạch được sử dụng lợi nhuận trước thuế, miễn thuế thu nhập DN cho khoản đầu tư này; ưu tiên về thuế, đất cho cả DN đầu tư mới và đầu tư nâng cấp tương đương mức ưu đãi với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hỗ trợ đào tạo nhân lực theo địa chỉ đặt hàng của DN.
Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex: Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, đủ thời gian thì những thay đổi về mô hình kinh doanh do tác động của CMCN 4.0 có thể gây cú sốc lớn cho dệt may Việt Nam mà đặc trưng là gián đoạn trong sản xuất, kinh doanh. |