时间:2025-01-10 19:44:55 来源:网络整理 编辑:Thể thao
Nằm ở hạ nguồn lại thuộc vùng trũng của ĐBSCL nên trong thời gian qua triều cường k&egr nhan dinh betis
Nằm ở hạ nguồn lại thuộc vùng trũng của ĐBSCL nên trong thời gian qua triều cường kèm theo những trận mưa lớn đã làm cho vùng đất Hậu Giang mênh mông nước,đấttrũngbịthiệthạinặngnềdongậnhan dinh betis gây thiệt hại nặng nề cho người dân nơi đây. Hiện địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại, giúp người dân ổn định sản xuất.
Lãnh đạo huyện Phụng Hiệp (trái) thăm hỏi tình hình thiệt hại của người dân do bị nước ngập sâu. Ảnh: T. PHONG
Nếu tỉnh Hậu Giang là vùng trũng của ĐBSCL thì huyện Phụng Hiệp lại là vùng trũng nhất của tỉnh, do đó địa phương này chịu ảnh hưởng nặng nề do ngập úng. Chị Phan Thị Kim Vân, ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, cho biết lâu lắm rồi mới thấy nước dâng cao như vừa qua. Mặc dù gia đình chị đã cất công mua lưới về rào chắn xung quanh bảo vệ ao nuôi cá nhưng nước vẫn ào ạt tràn vào khiến cá thoát ra ruộng, ra sông gần hết, ước thiệt hại hơn 20 triệu đồng. “Tôi nuôi ở đây 5.000m2 mặt nước cá tai tượng với cá tra. Bữa hổm mưa nhiều, rồi nước lên nữa làm ngập ao nên cá gần thu hoạch đi hết rồi”, chị Vân cho hay.
Nước dâng cao không chỉ gây thiệt hại cho người nuôi thủy sản mà còn khiến nhiều diện tích lúa, rau màu, vườn cây ăn trái tiêu điều do bị úng. Ông Trần Văn Cưng, ở ấp Phương An, xã Phương Bình, cho biết ông có gần 1.500 gốc gấc, mỗi năm cho thu nhập gần 250 triệu đồng. Năm nay, khi ông vừa mới thu hoạch được hơn 7 tấn trái bán được gần 50 triệu đồng thì triều cường cùng với mưa dầm ập đến gây ngập úng toàn bộ khu vườn, khiến số gốc gấc bị nước ngập chạy dây, lá vàng héo chiếm tỷ lệ hơn 80%, những trái gấc sắp thu hoạch bị vọp hư, rụng đầy trên mặt đất, ước thiệt hại gần 200 triệu đồng. Hiện ông Cưng đang ra sức cứu những gốc gấc, khôi phục lại sản xuất khi nước rút cạn.
Thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp cho thấy nước dâng cao trong thời gian qua đã làm cho gần 700 căn nhà của người dân, hơn 36km lộ giao thông nông thôn bị ngập sâu từ 5-20cm; gần 1.500ha lúa Thu đông, nhiều diện tích mía, vườn cây ăn trái, rau màu bị ngập, trong đó có phần lớn diện tích bị thiệt hại từ 30 đến hơn 70%. Theo ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, do huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng có địa hình trũng thấp và cách xa các tuyến sông chính nên nước rút rất chậm. Chính vì vậy khi đỉnh triều trên các tuyến kênh dâng cao, kết hợp với mưa lớn trong nhiều ngày thì tình trạng ngập lụt diễn ra gay gắt và kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Hơn 10 năm qua, huyện Phụng Hiệp mới có đợt triều cường kết hợp với mưa bão gây nên ngập úng nặng nề như vừa qua.
“Theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, huyện Phụng Hiệp cũng đã kiểm tra và rà soát lại các diện tích thiệt hại của bà con để thống kê lại và có báo cáo cụ thể về tỉnh nhằm có hỗ trợ cho bà con phục hồi lại sản xuất nhanh chóng, giúp bà con đỡ khó khăn phần nào. Về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng phải hỗ trợ cho các xã, thị trấn giúp bà con phục hồi lại các vườn cây ăn trái bị ngập úng”, ông Hồ Văn Phú cho biết thêm.
Đến thời điểm này tại huyện Phụng Hiệp, ngập úng đã gây thiệt hại gần 24 tỉ đồng, tuy nhiên đây chỉ mới là thống kê sơ bộ bước đầu. Những ngày qua, nước ở nơi đây đã bắt đầu rút chậm, đối với một số loại cây trồng lâu năm, nhất là cây ăn trái hiện tại vẫn chưa thể đánh giá hết mức độ thiệt hại, vì sau khi nước rút 5-10 ngày kết hợp với nắng nóng cây mới có biểu hiện hư hại. Chính vì vậy mức độ thiệt hại do ngập úng tại huyện này sẽ còn tăng trong những ngày tới.
Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết giải pháp khắc phục trong thời gian tới đối với ngành chức năng là cần huy động lực lượng, máy móc trang thiết bị thực hiện gia cố các tuyến đê bao trọng yếu, các tuyến kênh nội đồng, bờ bao có nguy cơ bị tràn, ngập. Nạo vét các kênh mương nội đồng khai thông dòng chảy, vận hành các trạm bơm sẵn sàng chống ngập úng khi cần để bảo vệ diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh. Trên cây lúa tiếp tục vận động nông dân, tổ hợp tác bơm thoát nước tập trung để tránh đổ ngã, ngập úng cũng như đảm bảo điều kiện để cắt máy liên hợp nhằm giảm chi phí thu hoạch. Khuyến cáo nông dân thu hoạch khi độ chín đạt 80-85% để hạn chế thất thoát sau thu hoạch. Riêng đối với diện tích lúa mới xuống giống giai đoạn mạ, đẻ nhánh cần gia cố các tuyến đê bao nội đồng chống ngập, chống tràn và luôn túc trực sẵn máy bơm tát kịp thời chống ngập úng gây thiệt hại lúa.
Người dân ở các địa phương trong tỉnh tích cực gia cố bờ bao bảo vệ cây trồng. Ảnh: H.THU
Trên cây ăn trái sẽ chủ động bơm thoát nước tập trung để giảm chi phí sản xuất, đồng thời cắt tỉa cành già cỗi, cành vượt tạo độ thông thoáng cho vườn, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh mầm bệnh lây lan. Tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt, đào nhiều rãnh phụ sâu khoảng 20-30cm để nước mưa thoát nhanh, tránh nước ứ đọng trên liếp. Trên cây mía khuyến khích nông dân thu hoạch mía sớm, chủ động thu hoạch tránh lũ đối với các khu vực trũng thấp khi nhà máy hoạt động hoặc bán mía ép nước để hạn chế tình trạng ngập úng gây thất thu. Vận động nông dân tu sửa, tôn cao bờ bao và bơm rút thoát nước tránh để ngập lâu trong nước gây thiệt hại. Khuyến cáo nông dân tôn cao bờ bao, đắp mô lên luống cao, đào rãnh rút thoát nước nhằm hạn chế ngập úng. Chằng buộc lại giàn để bảo vệ rau, màu hạn chế tối đa ảnh hưởng của mưa gió lớn làm đổ ngã. Túc trực máy bơm tát chống ngập úng, tranh thủ thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại…
Theo thống kê từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, diện tích lúa Thu đông bị ngập và đổ ngã do mưa và triều cường vừa qua hơn 8.296ha; nước cũng ngập úng cục bộ các vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh với 2.258ha; diện tích mía bị ngập 489ha với độ ngập sâu từ 5-40cm. Bên cạnh đó, có 1.668ha khóm trên địa bàn thành phố Vị Thanh bị nước gây ngập từ 5-40cm; toàn tỉnh cũng có 771ha rau màu các loại và gừng bị ngập trong nước, với mức độ ngập từ 10-40cm; diện tích thủy sản bị ngập trên 265ha; cùng hơn 10.000 căn nhà dân; hơn 134.000m lộ nông thôn bị ngập. Thiên tai còn làm sập và tốc mái 336 căn nhà của người dân; xảy ra 49 điểm sạt lở... Tổng thiệt hại từ đầu năm đến nay hơn 158,7 tỉ đồng. |
T.PHONG - H.THU
Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?2025-01-10 19:43
Bé gái 12 tuổi bị thanh niên đưa vào nhà nghỉ ở Cần Thơ xâm hại2025-01-10 19:39
Về quê thăm mẹ già, bị bạn gọi ra biển đoạt mạng2025-01-10 19:24
Kinh doanh cà phê ế ẩm, nghệ sỹ Hồng Tơ đánh bạc để ‘giải khuây’2025-01-10 19:23
Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công2025-01-10 18:55
Xử lý thuế đối với doanh nghiệp bỏ trốn2025-01-10 18:27
Tích cực tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam đến với người dân2025-01-10 18:22
Giọt nước mắt muộn màng của kẻ xuống tay giết vợ2025-01-10 18:07
Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh2025-01-10 17:34
Hải quan An Giang gỡ vướng cho cát nhập khẩu2025-01-10 17:18
Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 232025-01-10 19:32
Mẹ vay nợ xã hội đen, con trả bằng mạng sống2025-01-10 18:31
Bộ Tài chính hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong đấu giá quyền sử dụng đất ở2025-01-10 18:31
Người đàn ông Quảng Bình sống chui lủi 25 năm vì hiếp dâm hàng xóm2025-01-10 18:12
Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe2025-01-10 18:09
Một số lưu ý khi thực hiện Biểu thuế nhập khẩu, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi2025-01-10 18:01
Phan Văn Anh Vũ muốn đối chất giải oan cho cựu Chủ tịch Đà Nẵng2025-01-10 17:33
Linh kiện điện tử đã qua sử dụng hay chất thải?2025-01-10 17:28
Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm2025-01-10 17:07
Chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với hàng NK là túi ni lông2025-01-10 17:03