World Cup

【ulsan hyundai đấu với incheon united】Ngoài ACV, khó đơn vị nào đủ năng lực triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành

字号+ 作者:Empire777 来源:World Cup 2025-01-10 23:52:34 我要评论(0)

Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ khởi công vào năm 2020Sân bay Long Thành - Hạ tầng “khủng” kíc ulsan hyundai đấu với incheon united

ngoai acv kho don vi nao du nang luc trien khai cang hang khong quoc te long thanhCảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ khởi công vào năm 2020
ngoai acv kho don vi nao du nang luc trien khai cang hang khong quoc te long thanhSân bay Long Thành - Hạ tầng “khủng” kích bất động sản Đồng Nai
ngoai acv kho don vi nao du nang luc trien khai cang hang khong quoc te long thanhBộ trưởng Giao thông: Thủ tục đầu tư công gây khó, dự án có tiền 3 năm sau mới tiêu được
ngoai acv kho don vi nao du nang luc trien khai cang hang khong quoc te long thanh
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể báo cáo trước Quốc hội.

Giao cho ACV 3 hạng mục

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua một số nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 do Chính phủ trình duyệt, trong đó có việc chấp thuận hình thức đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư - khai thác cảng đầu tư, sau đó cho các cơ quan quản lý Nhà nước thuê lại hạng mục các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước. Doanh nghiệp này cũng sẽ trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp các công trình thiết yếu của cảng hàng không.

Đối với các công trình dịch vụ, ACV được giao hợp tác đầu tư, nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Riêng hạng mục các công trình phục vụ quản lý bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) được giao trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Về cơ sở pháp lý, Bộ trưởng cho hay: VATM là doanh nghiệp duy nhất được cung cấp dịch vụ công ích quản lý, điều hành hoạt động bay tại Việt Nam. Do đó, việc giao VATM đầu tư các hạng mục quản lý, điều hành hoạt động bay của Dự án là phù hợp.

Đối với 3 hạng mục còn lại đề xuất giao ACV, đại diện cơ quan soạn thảo nêu rõ: Đây là dự án xây dựng cảng hàng không mới nên theo quy định của Luật Đấu thầu, phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án. Do đó, việc giao ACV đầu tư, khai thác Cảng cần phải được Quốc hội thông qua.

Ông Thể giải thích thêm: Nếu tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ mất thêm 1,5 năm đến 2 năm, trong khi ngoài ACV, khó có đơn vị nào đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng an ninh và lợi ích quốc gia đối với một cảng hàng không quốc tế cửa ngõ, quan trọng quốc gia như cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tiền vay làm dự án không ảnh hưởng đến nợ công

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh, dự án này là công trình quan trọng quốc gia, có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia nên việc lựa chọn nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm cơ sở pháp lý.

Theo tờ trình, tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 là 111.689 tỷ đồng. Tổng số vốn ACV cần huy động là 4,194 tỷ USD, tương đương khoảng 98.014 tỷ đồng.

Đến ngày 31/12/2018, ACV đã tích lũy được lượng tiền mặt là 24.268 tỷ đồng; trong giai đoạn 2019-2025, ACVdự kiến tiếp tục tích lũy 12.339 tỷ đồng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Do đó, dự kiến ACV bố trí vốn chủ sở hữu được 36.607 tỷ đồng, tương đương 1,566 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư.

Số vốn còn lại ACV phải đi vay khoảng 2,628 tỷ USD. Đến thời điểm hiện tại, ACV đã làm việc với 12 tổ chức trong và ngoài nước và ký các biên bản thoả thuận hợp tác về thu xếp vốn với tổng giá trị đề xuất hơn 5 tỷ USD, thời gian vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm, lãi suất trung bình dự kiến khoảng 5-5,5%/năm.

Tổng số vốn VATM cần huy động là 3.225 tỷ đồng, trong đó VATM đã cân đối được khoảng 2.125 tỷ đồng. VATM dự kiến sẽ vay vốn thương mại của ngân hàng trong nước khoảng 1.100 tỷ đồng, với lãi suất tính toán dự kiến là 11%/năm.

Uỷ ban Kinh tế cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa có đánh giá tác động cụ thể của từng loại nguồn vốn (ví dụ: như tính toán tác động đến nợ công nếu vay vốn ODA) mà mới tập trung vào phương án sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước (VATM) và doanh nghiệp do Nhà nước chi phối (ACV) thực hiện.

Trong tổng số 4,194 tỷ USD vốn của ACV đầu tư vào dự án, dự kiến ACV phải đi vay khoảng 2,628 tỷ USD. Theo Chính phủ thì khoản vay này không làm tăng nợ công do không sử dụng vốn ODA.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế phân tích, theo quy định tại Luật Quản lý nợ công thì dự án này thuộc đối tượng được bảo lãnh Chính phủ. Nếu được Chính phủ bảo lãnh thì khoản vay này sẽ được tính vào nợ công.

Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo thêm có khả năng cấp bảo lãnh đối với khoản vay này không để có cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tác động của phương án huy động vốn đối với nợ công.

Mặt khác, ACV là doanh nghiệp do nhà nước chi phối nên dù huy động vốn dưới hình thức nào thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm trong việc xử lý khi có rủi ro đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, do đó, kể cả việc Chính phủ không cấp bảo lãnh đối với khoản vay này thì cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động vay, sử dụng vốn vay của ACV, cơ quan thẩm tra lưu ý.

Tham gia ý kiến, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho hay: Nếu như đây là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì Thủ tướng Chính phủ có thể dựa vào Luật Đấu thầu để chỉ định nhà đầu tư. Tuy nhiên, do đơn vị đã cổ phần hóa rồi nên Chính phủ phải trình Quốc hội. Song, theo đại biểu, tuy cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp này vẫn chiếm trên 95% nên có thể đồng tình.

Tương tự, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) rất đồng tình với việc lựa chọn nhà đầu tư trong nước, có đủ năng lực huy động vốn, đủ năng lực để quản lý, khai thác vận hành có hiệu quả về kinh tế và đáp ứng yêu cầu về an ninh quốc phòng.

Một băn khoăn nữa cũng được các đại biểu nêu ra là tiến độ giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án hiện nay đang rất chậm. Đến thời điểm hiện tại mới đạt 15% kế hoạch của 2 năm 2018-2019. Việc này cần được tỉnh Đồng Nai quyết liệt hơn nữa để đảm bảo sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết báo cáo khả thi của dự án và Chính phủ quyết định phương án nhà đầu tư thì sân bay Long Thành có thể được khởi công vào năm 2021 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • 5 phút tối nay 5

    5 phút tối nay 5

    2025-01-10 23:22

  • Kinh tế tuần hoàn

    Kinh tế tuần hoàn

    2025-01-10 22:55

  • Bạc Liêu tham gia Đại hội Khỏe vì an ninh Tổ quốc

    Bạc Liêu tham gia Đại hội Khỏe vì an ninh Tổ quốc

    2025-01-10 22:36

  • Tăng vốn, tăng chất các dự án FDI thế hệ mới

    Tăng vốn, tăng chất các dự án FDI thế hệ mới

    2025-01-10 22:15

网友点评