【bình định vs tphcm】Hoàn thành thiết kế chi tiết VNACCS/VCIS
Theànthànhthiếtkếchitiếbình định vs tphcmo ông Nguyễn Mạnh Tùng- Cục trưởng Cục CNTT&Thống kê Hải quan, kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS (Tổng cục Hải quan), các nhóm làm việc thuộc Ban và các chuyên gia đến từ Nhật Bản đã hoàn thành thiết kế chi tiết về VNACCS/VCIS theo đúng lộ trình đặt ra.
Đây là bộ tài liệu quan trọng, hoàn chỉnh, chi tiết về VNACCS/VCIS được dùng để đào tạo cho CBCC hải quan và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các bộ, ngành liên quan.
Theo thiết kế chi tiết, VNACCS/VCIS sẽ bao trùm gần 200 hoạt động nghiệp vụ khác nhau của Hải quan Việt Nam. Ngoài việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông thường như hiện nay, VNACCS/VCIS còn điện tử hóa rất nhiều hoạt động nghiệp vụ khác như thanh toán thuế, lệ phí điện tử; thực hiện e-Manifest và xa hơn là điện tử hóa thủ tục của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu…
Ông Nguyễn Mạnh Tùng cho biết, để CBCC hải quan và các đối tượng sử dụng ngoài Ngành, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể sớm nắm bắt để chủ động triển khai (từ quá trình chạy thử nghiệm vào cuối năm nay và thực hiện chính thức vào đầu năm 2014) vấn đề đào tạo là hết sức quan trọng.
Hiện nay, kế hoạch, chương trình đào tạo đã được xây dựng xong. Theo đó, Tổng cục sẽ tổ chức đào tạo cho đội ngũ chuyên gia ở các cục hải quan địa phương. Sau đó, đội ngũ chuyên gia có trách nhiệm thực hiện đào tạo cho CBCC của từng đơn vị và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Theo Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, Hệ thống thông quan này có mức tự động hóa rất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và CBCC hải quan.
Tuy nhiên, để nắm bắt và thực hiện được, cả CBCC hải quan và người sử dụng ngoài Ngành phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống.
Hiện nay, số lượng người sử dụng cần đào tạo rất lớn nếu không có sự chung tay, quyết tâm cao độ của các cục hải quan địa phương sẽ rất khó đảm bảo được tiến độ thực hiện Dự án.
Theo tính toán của Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, số CBCC hải quan cần đào tạo khoảng 6.000 người và số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang thực hiện thủ tục hải quan điện tử (đối tường cần đào tạo) từ đầu năm 2013 đến nay cũng lên đến hơn 40.000 doanh nghiệp.
Liên quan đến công tác đào tạo, ngoài việc xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung, tổ chức đào tạo cho đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ các cục hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan (Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS) cũng sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị trong thực hiện đào tạo chi tiết cho người dùng về VNACCS/VCIS.
Đại diện Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS cho biết, để đảm bảo lộ trình thực hiện Dự án, Tổng cục Hải quan vừa quyết định huy động 50 CBCC của 6 đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục tham gia làm việc chuyên trách tại Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS.
6 đơn vị có CBCC được huy động đợt gồm: Cục CNTT&Thống kê Hải quan, Cục Giám sát quản lí về hải quan, Cục Thuế XNK, Vụ Pháp chế, Ban quản lí rủi ro về hải quan, Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan.
Trong đó, Cục CNTT&Thống kê Hải quan có số CBCC được huy động nhiều nhất (19 người). Thời gian làm việc chuyên trách của các CBCC trên bắt đầu tư 1-8-2013 đến hết 31-7-2014.
Dự án VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản viện trợ (trị giá 2,661 tỉ Yên). Mục tiêu chung của VNACCS/VCIS theo công nghệ đang sử dụng tại Nhật Bản, hỗ trợ Hải quan Việt Nam cũng như các cơ quan Chính phủ khác có liên quan triển khai thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong khu vực; tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư tại Việt Nam và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đồng thời cũng tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hải quan.
Theo kế hoạch, tháng 4-2014, VNACCS/VCIS được chính thức đưa vào vận hành.
T.Bình