Nhập khẩu,ểmsoátchặtchẽphếliệunhậpkhẩthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá istiklol mua bán phế liệu diễn biến phức tạp Theo một báo cáo gần đây của Tổng cục Hải quan, thời gian qua hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận. Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa, điều tra xác minh đã phát hiện doanh nghiệp thực hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận trong nhập khẩu phế liệu như: làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu phế liệu, khai sai tên hàng, mã số hàng hóa khác với tên hàng,... Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng số lượng phế liệu Việt Nam nhập khẩu năm 2018 là 9.254.300 tấn, tăng hơn 1.308.100 tấn so với năm 2017. Riêng đối với mặt hàng phế liệu nhựa khi Trung Quốc có chủ trương cấm nhập khẩu nhiều chủng loại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thì lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, từ tháng 7/2018 khi Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; thực hiện kiểm tra thực tế đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu, lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam đã giảm rõ rệt. Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2018, tổng lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam là 107,1 nghìn tấn, giảm hơn 250% so với 6 tháng đầu năm 2018 (6 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu 274,7 nghìn tấn) và bằng 42% so với cùng kỳ năm 2017 (6 tháng cuối năm 2017 nhập khẩu 253,1 nghìn tấn). Hiện nay, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trung bình mỗi tuần có hơn 2.000 container phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam; đồng thời cũng có hơn 2.000 container được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan. Ví dụ: từ ngày 30/11/2018 đến 7/12/2018 có 2.302 conatiner phế liệu nhập khẩu và có 2.444 container phế liệu đã hoàn thành thủ tục thông quan (2.444 container này bao gồm các conatiner đã về đến cảng trước và sau ngày 30/11/2018). Không để khoảng trống trong quản lý phế liệu nhập khẩu Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều công văn, thông báo, chỉ thị (Công văn số 5290/VPCP-KTTH, Thông báo số 322/TB-VPCP, Thông báo số 281/TB-VPCP, Chỉ thị số 27/CT-TTg) chỉ đạo công tác quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, không để Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới, tốn kém chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa là phế liệu, chất thải đưa vào lãnh thổ. Đặc biệt, cơ quan hải quan đã chủ động vào cuộc trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu, đồng thời triển khai các biện pháp ngăn chặn từ xa khi hàng vẫn còn trên tàu, không cho phép dỡ hàng xuống cảng đối với hàng hóa là chất thải, phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu. Việc này cho thấy hiệu quả các biện pháp ngăn chặn chất thải, phế liệu không đáp ứng các điều kiện quy định vào Việt Nam của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/1/2019, Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm 8 loại phế liệu không được phép nhập khẩu (tăng từ 24 lên 32 loại so với năm 2018), Malaysia gần như cắt giảm hầu hết danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào quốc gia này. Theo phân tích của đại diện Tổng cục Hải quan, do chính sách cấm nhập khẩu của các nước xung quanh khu vực trước đây đứng đầu về danh sách nhập khẩu phế liệu nhiều nhất thế giới có sự thay đổi lớn vào đầu năm 2019 nên có thể dự đoán xu hướng trong năm 2019, phế liệu sẽ tiếp tục dịch chuyển mạnh vào Việt Nam làm gia tăng lượng phế liệu nhập khẩu; đồng thời, xuất hiện các dấu hiệu, thủ đoạn buôn lậu qua đường bộ. Hiện nay, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có một số quy chế phối hợp song phương với các bộ, ngành như: quy chế phối hợp giữa Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; quy chế phối hợp lực lượng giữa hải quan và cảnh sát biển; quy chế phối hợp hoạt động giữa hải quan và bộ đội biên phòng; quy chế phối hợp hoạt động giữa Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại;... Tuy nhiên, các quy chế này là các quy chế phối hợp giữa hai bộ, ngành với nhau nên chỉ giải quyết các công việc trong phạm vi giữa hai cơ quan, không mang tính tổng thể, đồng bộ để có thể giải quyết được nội dung mang tính phối hợp liên ngành giữa các bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các cửa khẩu trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu như hiện nay. Từ thực trạng nêu trên, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ sớm ban hành quy chế phối hợp giữa các bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các cửa khẩu kiểm soát phế liệu nhập khẩu, nhằm tạo sự đồng bộ giữa các biện pháp để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận; phát huy năng lực của các bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các cửa khẩu; kiểm soát có hiệu quả; không để khoảng trống trong công tác quản lý đối với phế liệu nhập khẩu./. Khánh Huyền |