【bảng xếp hạng vô địch quốc gia mỹ】Giá gạo tiếp tục tăng do nguồn cung hạn chế
Ngày 14/8: Giá gạo trong nước tiếp tục tăng 2.000 đồng/kg Giá gạo lên cao nhất 15 năm,ágạotiếptụctăngdonguồncunghạnchếbảng xếp hạng vô địch quốc gia mỹ làm tăng mối lo về an ninh lương thực Xuất khẩu gạo: Bình tĩnh để làm ăn lâu dài |
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồ họa: Văn Chung |
Giá gạo tăng nóng
Bước sang quý II, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiếp tục tăng trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan tiếp tục hạn chế. Đặc biệt, việc Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến giá gạo xuất khẩu các nước tăng mạnh. Trong đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu tăng 25
USD/tấn so với thời điểm lệnh cấm được ban hành. Đến ngày 1/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu đạt trung bình 590 USD/tấn, mức giá cao nhất trong 11 năm qua, tăng khoảng 80 USD so với tháng trước.
Sau hàng loạt lệnh cấm xuất khẩu gạo từ các quốc gia như Ấn Độ, Nga, UAE..., giá gạo Việt Nam cũng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu 660.738 tấn gạo, kim ngạch 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.
Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 620 - 630 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 và tăng so với mức từ 590 - 600 USD/tấn trong tuần trước đó; gạo 25% cũng vọt lên 618 USD/tấn. So với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng (ngày 20/7), đến nay gạo 5% tấm và gạo 25% tấm đã tăng thêm 105 USD/tấn, đưa giá mặt hàng này lên mức cao hiếm có trong lịch sử. Đáng chú ý, cơ cấu gạo tiếp tục được chuyển dịch sang các loại gạo chất lượng và giá trị cao.
Xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng gạo Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã có công văn yêu cầu lực lượng quản lý thị trường (QLTT) địa phương tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường, diễn biến cung - cầu, giá bán của mặt hàng gạo. Công văn nêu rõ, các cục QLTT địa phương kiểm tra kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ... nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, để ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm… |
Về thị trường trong nước, số liệu cập nhật mới nhất trong các ngày gần đây cũng cho thấy, giá các mặt hàng gạo cũng có sự tăng khá mạnh. Nhiều giống gạo điều chỉnh tăng giá từ 500 - 3.000 đồng/kg so với ngày cuối tuần vừa qua. Ví dụ, giá gạo thường dao động từ 12.500 - 13.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 23.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 15.500 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 19.000 đồng/kg…
Theo tính toán của một chuyên gia ngành lúa gạo, giá lúa hè thu hiện tại đang cao hơn 2.000 đồng/kg so với cùng thời điểm của năm 2022. Ở vụ đông xuân, giá lúa bình quân cao hơn từ 300 - 500 đồng/kg so với vụ đông xuân 2021-2022. Nếu hoạt động xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì một cách bình thường, giá lúa thu đông nhiều khả năng cũng sẽ cao hơn vụ thu đông trước.
Như vậy, chỉ cần giá lúa bình quân cả năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long cao hơn giá lúa năm 2022 khoảng 500 đồng/kg, thì ngành lúa gạo khu vực này sẽ có thêm 12 nghìn tỷ đồng, tương đương với 500 triệu USD, bằng với số tiền mà Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Không nên kìm giữ giá, tích trữ đợi tăng giá, tránh rủi ro
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VPA) nhận định, thời gian qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng mạnh và các thương nhân xuất khẩu gạo đã đạt mục tiêu đề ra khi tiêu thụ lúa gạo cho người dân với giá cả tốt và bình ổn được thị trường trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo trong quý III và quý IV/2023 sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu gạo thế giới còn tăng do cung ứng từ các nguồn lương thực khác hạn chế. Những thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở những nước khu vực Trung Đông tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao khi người tiêu dùng đang rất ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam…
Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam phân tích, nguồn cung gạo thế giới khan hiếm trong khi nhu cầu tiêu thụ rất cao từ tất cả các thị trường. Ước tính, nhu cầu của khách hàng đối với gạo Việt Nam tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023, so với mức trung bình các năm. Vì vậy, tình hình thị trường từ nay đến cuối năm vẫn rất khả quan.
Mặc dù giá gạo xuất khẩu và trong nước đang tăng mạnh, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, họ đang rất thận trọng trong thời điểm này. Doanh nghiệp sẽ phải linh hoạt, cân đối giữa giá bán ra cho đối tác và giá mua vào của bà con nông dân, hài hòa lợi ích của các bên.
Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp cần thận trọng về giá lương thực có thể lên hoặc xuống tuỳ theo việc giải quyết lương thực của thế giới trong thời gian tới. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai nếu có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo có lãi, không nên kìm giữ giá hoặc tích trữ đợi tăng giá, tránh rủi ro.
Về phía nhà quản lý, trước tình hình lúa gạo hiện nay, Bộ NN&PTNT đã có quyết sách nâng diện tích trồng lúa vụ thu đông khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 650.000 ha lên 700.000 ha. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023, tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,1 triệu ha; năng suất trung bình đạt 60,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 43,1 triệu tấn thóc, tăng trên 452.000 tấn so với năm 2022./.