发布时间:2025-01-10 18:34:46 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Nhận diện khó khăn
Ông Ðỗ Minh Ðẳng, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã, cho biết: “Trở lại với thời gian mới chia tách xã (năm 2009), Khánh Thuận chỉ có vài chục đảng viên, một số ấp không đủ đảng viên thành lập chi bộ phải sinh hoạt ghép. Ðảng viên ít, nên việc triển khai các mặt công tác của địa phương gặp vô vàn khó khăn”. Từ thực tế đó, Khánh Thuận đã tập trung quyết liệt cho nhiệm vụ bổ sung nguồn đảng viên mới, đảm bảo số lượng, chất lượng. Ðến nay, Ðảng bộ xã Khánh Thuận có 23 chi bộ trực thuộc với 347 đảng viên. “Sự trưởng thành, lớn mạnh của Ðảng bộ là nền tảng để Khánh Thuận từ địa phương khó khăn nhất của huyện U Minh, trở thành điểm sáng về sự phát triển toàn diện, đồng bộ”, ông Ðẳng khẳng định.
Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác quản lý, phát triển đảng viên ở Khánh Thuận gặp không ít khó khăn, thách thức khách quan. Vì sinh kế, một số đảng viên đi làm ăn xa, chưa gắn bó với địa phương để phát huy hết vai trò, trách nhiệm (12 đảng viên). Dự nguồn phát triển đảng viên mới cũng gặp khó, như lời ông Ðẳng chia sẻ: “Những đối tượng xứng đáng, đủ điều kiện hầu hết đều đã được kết nạp vào Ðảng rồi. Dự nguồn quan trọng là lực lượng đoàn viên thanh niên, hội viên trẻ thì bị chi phối bởi nhiều lý do khác nhau. Không có những nhân tố trẻ, tổ chức đoàn thể, tổ chức đảng cơ sở thiếu đi luồng gió mới tạo ra những đột phá mạnh mẽ”.
Anh Ðỗ Minh Tiến, Bí thư Xã đoàn Khánh Thuận, thông tin: “Qua rà soát, Khánh Thuận có gần 3.400 người trong độ tuổi đoàn viên thanh niên, tuy nhiên, số thực tế còn lại ở địa phương chỉ khoảng 600 người. Riêng tổ chức đoàn của xã có 147 đoàn viên, trong đó đã kết nạp được 61 đảng viên. Vì sinh kế, nhiều người trẻ đi tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác”. Tuy nhiên, sinh kế không phải là lý do duy nhất. Ðiều kiện đãi ngộ, cơ hội phát triển bản thân, quyền lợi chính đáng cho lực lượng đoàn viên thanh niên khi tham gia các tổ chức đoàn, hội tại cơ sở cũng chưa đủ sức hấp dẫn, thuyết phục người trẻ.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Ðảng bộ Khánh Thuận đã thống kê danh sách cụ thể các đối tượng quần chúng ưu tú để chăm bồi phát triển, kết nạp vào Ðảng, nòng cốt là từ nguồn đoàn viên thanh niên, hội viên hoạt động ở ấp (với 59 người). Tuy nhiên, một khó khăn khác nảy sinh, là một số nhân tố triển vọng, tích cực lại cần bổ túc trình độ văn hoá để đảm bảo điều kiện theo quy định.
Chủ động nhiều giải pháp
Khánh Thuận luôn chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của những quần chúng ưu tú, thiết tha cống hiến cho địa phương, khát khao được đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Ðịa phương đang rà soát, tổng hợp và đề xuất cấp thẩm quyền tổ chức các lớp bổ túc văn hoá để những đối tượng dự nguồn chưa đủ điều kiện theo học. “Hơn 10 quần chúng ưu tú còn vướng điều kiện này đều là những hạt nhân nòng cốt, tích cực trong hoạt động đoàn thể, hội của các ấp. Chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên tại chỗ, thật sự gắn bó với địa phương là quyết tâm nhất quán của Khánh Thuận”, ông Ðẳng cho biết thêm.
Trước nguy cơ “nhạt Ðảng, khô Ðoàn” trong lực lượng đoàn viên thanh niên, Ðảng bộ Khánh Thuận đã tập trung nhìn thẳng, nhìn trúng vào những băn khoăn của người trẻ. Làm sao để quy tụ, tập hợp, phát huy được sức mạnh của lực lượng đoàn viên thanh niên; để khao khát cống hiến, trưởng thành và vinh dự đứng vào hàng ngũ của Ðảng trở thành nhu cầu thiết thân, tự thân của thanh niên là những vấn đề cấp thiết đặt ra.
Anh Trần Chủ Công, Bí thư Chi đoàn Ấp 16, xã Khánh Thuận, chia sẻ: “Lực lượng thanh niên nông thôn giờ đây trước khi tham gia hoạt động Ðoàn, Hội đều cân nhắc giữa trách nhiệm và quyền lợi. Khi tham gia tổ chức, người trẻ muốn biết mình được lợi ích gì, cơ hội phát triển bản thân ra sao. Bởi vậy, các phong trào, hoạt động của Ðoàn không chỉ cần bề nổi, sinh khí vui tươi mà quan trọng hơn phải hướng đến quyền lợi, kỳ vọng chính đáng, cụ thể của người tham gia”.
Nắm bắt được vấn đề ấy, Xã đoàn Khánh Thuận coi phong trào xây dựng mô hình kinh tế, lập thân, khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên địa phương là điểm nhấn trọng tâm. Ðiển hình là tổ hợp tác nuôi lươn không bùn được chi đoàn 4 ấp của xã Khánh Thuận triển khai thực hiện. Chị Trần Huyền Trân, đoàn viên Ấp 16, chia sẻ: “Tham gia hoạt động chi đoàn, bản thân tôi thấy có nhiều lợi ích. Nhất là được hướng dẫn, tham gia các mô hình làm ăn, góp phần phát triển kinh tế gia đình của bản thân. Với mô hình nuôi lươn không bùn đang làm, tôi rất hy vọng về hiệu quả kinh tế mang lại”.
Mô hình phát triển kinh tế (nuôi thỏ, lươn không bùn) của đoàn viên Trần Huyền Trân, Ấp 16, xã Khánh Thuận. |
Anh Ðỗ Minh Tiến thông tin thêm: “Mô hình nuôi lươn không bùn khởi phát từ ý tưởng của anh em tại địa phương. Sau đó được nguồn vốn hỗ trợ khoa học công nghệ của huyện với hơn 400 triệu đồng. Qua 6 tháng thực hiện, mô hình phát triển tốt, dự kiến sau 9-10 tháng sẽ thu hoạch, rút kinh nghiệm và nhân rộng thêm”. Trước đó, các mô hình trồng màu, cây ăn trái, chăn nuôi... cũng đã được triển khai hiệu quả, lan toả, trở thành nét sinh khí tươi mới trong phong trào đoàn viên thanh niên ở Khánh Thuận.
Bên cạnh đó, Khánh Thuận cũng đề đạt việc cải thiện điều kiện đãi ngộ đối với những người tham gia công tác đoàn thể, hội của ấp, đủ sức thu hút và tạo cơ hội cống hiến, phát triển bản thân cho lực lượng này. Bởi đây là lực lượng hậu bị quan trọng không chỉ của Ðảng mà còn là lớp kế thừa để đảm trách các công việc ở tuyến “cơ sở của cơ sở”./.
Phạm Quốc Rin
相关文章
随便看看