Thiếu bến,ồChíMinhĐẩymạnhtưnhânhóabãiđậuxecôngcộhạng nhất áo bãi cho xe buýt là ví dụ điển hình cho tình trạng thiếu bãi đậu xe công cộng tại TP. HCM. Từ nhiều năm nay, tại các tuyến đường trên địa bàn Thành phố, tình trạng xe buýt chiếm dụng lòng lề đường làm bến bãi diễn ra khá phổ biến.
Theo ghi nhận của phóng viên, cứ khoảng 13-15h hằng ngày, dọc theo các tuyến đường: Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, một góc công viên 23/9 (Q.1), tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5), Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình)… và tại một số trạm xăng quanh các khu vực trên, thường xuyên có xe buýt đậu rải rác, chờ đến giờ đánh xe vào bến.
Một điểm dừng xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo (Q.1, TP. HCM). Ảnh: VGP |
Các tài xế xe buýt cho biết, do quy định của bến xe, cùng một thời điểm chỉ cho phép 2-3 xe vào bến để đón trả khách, trong khi trung bình mỗi tuyến xe buýt có gần 20 xe hoạt động nên chuyện xe phải xếp hàng chờ ngoài bến là chuyện bình thường.
Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM, Thành phố hiện có khoảng 80 điềm đầu-cuối các tuyến xe buýt nhưng chỉ có 20 bến bãi ổn định; 60 điểm đầu-cuối còn lại phải tận dụng các bãi đất trống, đậu dưới lòng đường, hoặc phải chạy lòng vòng.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm TP.HCM.
Đó là chưa kể, việc không bố trí được mặt bằng lưu đậu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của xe buýt do phương tiện không thực hiện được chế độ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ… một cách thường xuyên.
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, do một số khó khăn liên quan đến chính sách hỗ trợ đã khiến việc thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng bến bãi đậu xe tại TPHCM chưa đạt được như kỳ vọng. Điển hình như theo quy định hiện hành, loại hình kinh doanh trạm dừng nghỉ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, còn loại hình kinh doanh bãi đậu xe, giữ xe lại không được miễn giảm.
Cũng theo quy định, các dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm dù có hay không có kết hợp thương mại đều được đưa vào diện kinh doanh, bị xem là dự án bất động sản nên không được hưởng lãi suất ưu đãi, rất khó để thu hút doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng.
Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, mới đây, UBND TP. HCM đã có văn bản gửi các cơ quan Trung ương, trong đó đề xuất một loạt các giải pháp cấp bách như mở rộng đối tượng được miễn giảm tiền thuê đất hoặc sử dụng đất; có các hình thức ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhập khẩu); chuyển các dự án xây dựng bãi đậu xe từ hình thức đầu tư bất động sản sang dự án đầu tư phát triển hạ tầng… nhằm hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng bãi đậu xe công cộng.
TP. HCM cũng đang tập trung lập dự án đầu tư bến bãi phục vụ 3 loại hình giao thông công cộng gồm bến xe buýt, bến xe liên tỉnh, bãi kỹ thuật xe buýt, với tổng diện tích khoảng trên 72ha; đồng thời, tập trung đẩy nhanh việc xây dựng 4 dự án bãi đậu xe ngầm là bãi đậu xe tại công viên Lê Văn Tám, sân khấu Trống Đồng, sân vận động Hoa Lư và công viên Tao Đàn.
Được biết, ngay trong quý II/2015, bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám với sức chứa 2.000 xe máy, 1.250 xe ô tô, 28 xe buýt và xe tải sẽ được khởi công xây dựng, kỳ vọng sẽ giải quyết phần nào nhu cầu cấp bách.
Theo quy hoạch hệ thống bến bãi phục vụ cho các hoạt động vận tải trên địa bàn TP. HCM, đến năm 2020, toàn Thành phố sẽ có khoảng 1.146ha diện tích bến bãi dành cho các hoạt động giao thông vận tải. Trong đó, tổng chỉ tiêu diện tích dành riêng để xây dựng hệ thống bến bãi phục vụ vận tải hành khách công cộng là 191,05ha. |
Theo VGP