【wap.bongdaso.com】Hướng đến mục tiêu phát triển

[World Cup] 时间:2025-01-10 18:28:44 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:136次

Buổi gặp mặt nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018 giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp - nhà khoa học - nông dân tiêu biểu năm nay được tổ chức trong bối cảnh Hậu Giang đón nhận nhiều niềm vui từ kết quả kinh tế - xã hội năm qua. Nhân dịp này,ướngđếnmụctiuphttriểwap.bongdaso.com mỗi đại biểu tham dự cũng có nhiều gửi gắm, chia sẻ chân tình để cùng hướng đến mục tiêu phát triển chung của địa phương.

Năm qua, ngành chế biến thủy sản ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan.

Ấm lòng vì sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh

Vừa đặt chân vào Trung tâm Hội nghị tỉnh, bà Nguyễn Thị Bé Tư, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Khôi, ở Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh đã có những chia sẻ chân tình bên lề buổi họp mặt: “Tôi rất cảm động với những tình cảm tốt đẹp mà lãnh đạo tỉnh dành cho công ty. Mới tuần rồi thôi, lãnh đạo tỉnh đã đến tận doanh nghiệp chúc tết. Điều này khiến bản thân tôi cảm thấy ấm lòng và có nhiều động lực hơn để đưa doanh nghiệp ngày một phát triển. Tôi nhận thấy rằng tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh đã thấm nhuần đến từng sở, ngành. Sự chăm sóc, thăm hỏi là nguồn động viên cho công ty, phần nào giúp doanh nghiệp vơi bớt khó khăn”.

Ông Lưu Phước Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim, bày tỏ: “Doanh nghiệp được sự hỗ trợ rất nhiều kể từ khi mới vào đầu tư. Hiện, công ty đầu tư giai đoạn 2 của dự án và tương lai sẽ chuyển toàn bộ phân xưởng, nhà thí nghiệm từ thành phố Cần Thơ về đây. Trong mỗi thủ tục, chúng tôi đều được hỗ trợ đặc biệt, vướng mắc đã được các sở, ngành giải quyết kịp thời. Năm nay, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi bị ảnh hưởng từ thị trường nhưng doanh nghiệp tin vào nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của tỉnh. Tuy nhiên, bản thân tôi thấy rằng Khu công nghiệp Sông Hậu cần phát triển, cải thiện hệ thống dịch vụ, thương mại, nhất là hệ thống chi nhánh ngân hàng. Bởi, mỗi khi công nhân viên nhà máy muốn rút, chuyển tiền phải chạy lên thành phố Cần Thơ mới thực hiện được”.  

Còn ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang thể hiện sự bất ngờ đối với những kết quả của tỉnh Hậu Giang đạt được trong năm qua. “Chúng tôi phấn khởi vì 9 chỉ tiêu tỉnh đạt và vượt rất cao, trong đó có chỉ tiêu mà có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng của địa phương nghèo so với cả nước. Năm 2018, ngành thủy sản tương đối lạc quan vì người dân đã có phương thức nuôi tôm tương đối tốt. Tôi nghĩ nguồn thu ngoại tệ từ thủy sản là nguồn đặc biệt, bởi nó đổi mồ hôi nước mắt của nông dân lấy thành quả. Là doanh nghiệp chế biến tôm lớn nhất khu vực Đông Nam Á và cả nước, chúng tôi sẽ có chiến lược tiếp cận vùng nguyên liệu và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng xuất khẩu rồi đem đô la về cho đất nước”.

“Điều đặc biệt của năm nay lãnh đạo tỉnh ghi nhận được là trong số gần 10 ý kiến chia sẻ tại buổi họp mặt thì có rất ít ý kiến từ phía doanh nghiệp, HTX phản ánh về khó khăn hay những vấn đề vướng mắc với ngành chức năng. Điều này có thể khẳng định rằng sự nỗ lực của tỉnh mang lại tín hiệu tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Những hành động cụ thể và thiết thực đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh trong năm 2017. Điều này giúp tạo thêm động lực thu hút dòng vốn đầu tư vào Hậu Giang, nhất là vào các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp trong những năm tiếp theo”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho biết.

Trăn trở với nông nghiệp - nông thôn

Tại buổi họp mặt, không ít doanh nghiệp, nhà khoa học bày tỏ sự lo lắng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đó là làm sao áp dụng các biện pháp cơ giới hóa vào sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị của hàng nông sản, thu nhập của người nông dân. Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, trăn trở: Kể từ năm 2018 trở đi, sản phẩm đường trong khối ASEAN không còn bị hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam, đây là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp mía đường. Khi gia nhập sân chơi quốc tế thì chỉ những doanh nghiệp và nông dân sản xuất ra cây mía - hạt đường có giá thành thấp, chất lượng cao mới có thể cạnh tranh và trụ lại được. Ngay tại ĐBSCL, trong vòng 1 năm qua, dù chưa chính thức hội nhập nhưng đã có nhiều nhà máy, vùng mía nguyên liệu bị thu hẹp hoặc xóa sổ. Giá thành sản xuất đường của Việt Nam cao bởi nguyên nhân chính là giá mía đầu vào cao (chiếm 70% trong tổng chi phí). Cho nên, ngay lúc này đây, tỉnh cần có chính sách, chiến lược giúp bà con trồng mía và doanh nghiệp hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoàn cảnh hội nhập.

Trong khi đó bà Bùi Thị Quy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát mong muốn UBND tỉnh có giải pháp giảm đường nhập lậu để ngành đường nội địa giảm bớt áp lực cạnh tranh. Doanh nghiệp trăn trở làm sao hạ giá thành xuống, khi giá đường có rẻ hơn thì mới cắt đuôi được đường nhập lậu. Trong tương lai, ngành đường trong nước sẽ không sợ đường nhập lậu nhưng bản thân doanh nghiệp phải thắt lưng buộc bụng. Nguyên nhân chính là chúng tôi vẫn loay hoay vốn vì qua ít ỏi. Các tổ chức tín dụng chưa tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp xoay vốn thu mua nguyên liệu.

Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đề xuất tỉnh xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực lúa gạo để mở rộng các mô hình hiệu quả và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, tăng cường đầu tư hoạt động khoa học công nghệ ngành nông nghiệp, chuyển dần việc giao nhiệm vụ khoa học công nghệ truyền thống sang đặt hàng phù hợp với định hướng phát triển dài hạn nhằm nâng cao giá trị của khoa học công nghệ và đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương.

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接