Chính sách “cản chân”
Ông Lê Minh Phương,ànhchèbếtắcvùngnguyênliệcoventry đấu với norwich Trưởng phòng Thương mại, Công ty TNHH Đại Lộc cho biết: Mỗi năm, Đại Lộc XK khoảng 3.000 tấn chè sang nhiều quốc gia như Trung Quốc, Pakistan, Srilanca, Malaysia, Nga, các quốc gia châu Âu... Tuy nhiên, DN vẫn chủ yếu XK hàng thô là chính. Sản phẩm thành phẩm như trà Ô Long chỉ XK được một lượng nhất định. Hiện tại, 2/3 nguồn nguyên liệu của DN thu mua của những hộ trồng chè, phần còn lại thu mua từ các DN trong ngành.
Hiện nay, đối với hơn 100 tấn chè Ô Long XK thành phẩm, chất lượng cao, Công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu tương đối ổn định tại xã Tân Lập (Mộc Châu-Sơn La). Đại Lộc đã liên kết chặt chẽ với nông dân trồng chè tại Mộc Châu để quản lý việc trồng, thu hái chè đảm bảo. Cụ thể, DN đã tham gia cùng nông dân, định hướng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào, dùng phân bón ra sao, chăm sóc, thu hoạch chè đúng thời hạn, mức độ, đảm bảo quy trình sạch. Đại Lộc rất muốn mở rộng mô hình liên kết này để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, DN đang vấp phải khá nhiều vướng mắc.
Ông Phương lý giải, tại Sơn La, mỗi DN tham gia sản xuất, XK chè được phân chia vùng nguyên liệu nhất định. Theo quy định của tỉnh, mỗi DN chỉ được khai thác nguyên liệu sản xuất trong địa bàn quy định của đơn vị mình mà không được xâm lấn sang vùng khác. Do đó, DN muốn mở rộng địa bàn thu mua nguyên liệu cũng khá khó khăn. Trường hợp DN muốn mở rộng vùng nguyên liệu thì phải chủ động đầu tư mới hoàn toàn từ khâu cải tạo đất, trồng mới cây chè, xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ chức thu hái… Theo ông Phương, điều này nằm ngoài khả năng của DN bởi số tiền đầu tư quá lớn. Trong khi đó, DN muốn vay vốn từ ngân hàng lại vấp phải nhiều thủ tục hành chính rườm rà, cần có tài sản thế chấp. “Ngân hàng vốn không mặn mà với những khoản vay đầu tư dài hạn cho nông nghiệp, khả năng thu hồi chậm và nhiều rủi ro”, ông Phương nói.
Tuy nhiên, điều đáng bàn nhất là, trong khi các DN kinh doanh chè phải đầu tư khá nhiều chi phí, công sức để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và chất lượng thì nhiều xưởng chế biến chè nhỏ, lẻ, manh mún lại nhan nhản mọc lên và ngang nhiên thu mua chè ngay tại vùng nguyên liệu được phân chia cho DN. Do không phải đầu tư ban đầu, họ thu mua tràn lan cả chè kém chất lượng của nông dân với mức giá tương đương giá DN thu mua nên nhiều hộ nông dân chạy theo lợi trước mắt mà phá hợp đồng ký kết với nhà máy. Thực tế này khiến DN đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu không ổn định; vấp phải sự cạnh tranh đối với sản phẩm chè gia công ngay trên địa bàn. Do đó, các DN rất mong cơ quan chức năng có thể chủ động vào cuộc hơn, tăng cường tuyên truyền, vận động bà con nông dân giữ uy tín với DN, không nên “ăn xổi” mà bỏ lợi ích lâu dài. Đồng thời, tăng cường các biện pháp xử lý khi nông dân phá vỡ hợp đồng với DN.
Khó khăn nguồn vốn
Ông Hà Trọng Hiếu, Giám đốc điều hành Công ty CP Trà Bách Shan (Hà Giang) cho biết: Ngoài tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, Công ty chủ yếu XK chè thô sang thị trường Trung Quốc với số lượng khoảng 20 tấn/vụ. Mặc dù các đơn đặt hàng khá dồi dào nhưng DN cũng không dám nhận do vùng nguyên liệu hạn chế. Hiện tại, DN chủ yếu thu mua chè nguyên liệu của các hộ nông dân trồng chè trong vùng, sau đó sơ chế, đóng thành từng kiện hàng lớn và xuất thô. Các công đoạn này đơn giản nhưng lợi nhuận không cao. Theo ông Hiếu, DN cũng rất muốn đẩy mạnh XK chè thành phẩm, xâm nhập vào các thị trường khó tính với khối lượng sản phẩm lớn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, DN phải tránh lệ thuộc vào nông dân, chủ đồng xây dựng được những vùng nguyên liệu sạch, đạt tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khó khăn đặt ra là, diện tích trồng chè hiện tại hầu như đều thuộc sở hữu của các hộ nông dân từ trước. Bao đời nay, họ vẫn làm chè theo kinh nghiệm truyền thống vốn có. Để có thể xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, bắt đầu từ việc vận động các hộ nông dân thay đổi cách trồng, chăm bón, thu hái… thì DN phải sát cánh, hỗ trợ nông dân rất nhiều khoản. Với điều kiện sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn như hiện tại, DN không đủ tiềm lực về tài chính để có thể bỏ ra một khoản tiền lớn nhằm tạo được một quy trình khép kín trong sản xuất, chế biến chè. Bao nhiêu hy vọng lại gửi gắm cả vào ngân hàng, mà đợi tới khi tiền từ ngân hàng tới tay DN còn là cả một chặng gian nan.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Huy Trung, Giám đốc Công ty TNHH XNK Trung Nguyên (Thái Nguyên) cho biết: Hiện nay, mặc dù XK số lượng chè hàng nghìn tấn một năm nhưng Công ty vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, thậm chí ngay cả những hợp đồng ký kết dài hạn với người trồng chè cũng chưa được đảm bảo. DN rất muốn đầu tư lớn, lâu dài nhưng vốn mua nguyên liệu, đầu tư đổi mới công nghệ, hay vốn để phát triển vùng nguyên liệu nhằm quy hoạch một vòng khép kín từ trồng, chăm cây đến thu hoạch và chế biến… đều trông vào ngân hàng, nên vấn đề cứ luẩn quẩn, lòng vòng mà chưa có lối ra.
Theo ông Hiếu, mấu chốt hiện nay là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải kịp thời hơn, nhất là phải tạo hành lang thông thoáng để DN có thể vay tiền ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó, các chính sách đầu tư cho việc phát triển cây chè nói riêng cần được điều chỉnh tăng thêm, chú trọng hơn. “Hiện nay, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn nói chung có thể khá dồi dào nhưng đầu tư cho cây chè, cho xây dựng vùng nguyên liệu chè bền vững tại địa phương còn tương đối hạn hẹp”, ông Hiếu nói. DN rất mong nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tiến hành xây dựng liên kết ngang giữa nông dân với nông dân, nông dân với DN, liên kết các vùng nguyên liệu lớn lại với nhau để đủ sức cung ứng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.
Thanh Nguyễn