【keo nha cai 05】Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
时间:2025-01-11 04:56:11 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed |
Nguy cơ phản tác dụng khi Mỹ tăng cường thuế quan với Trung Quốc. |
Theo trang The Straits Times, việc Mỹ chủ trương áp thuế trên diện rộng có thể làm tổn hại đến người tiêu dùng và các công ty Mỹ, đồng thời không giúp làm giảm thâm hụt thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 60% đối với các sản phẩm của Trung Quốc trên diện rộng và ít nhất 10% đối với các sản phẩm còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, người Mỹ sẽ không bắt đầu sản xuất áo phông, đồ chơi, đồ điện tử và hàng nghìn mặt hàng khác mà họ nhập khẩu với số lượng lớn từ Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.
Kể cả khi thành công, những mặt hàng này sẽ có giá quá đắt, vì thuế quan không chỉ được áp dụng cho sản phẩm cuối cùng mà còn áp dụng cho hàng hóa trung gian cần thiết để sản xuất. Thuế quan cũng sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, đẩy giá các mặt hàng mà Mỹ mua từ nước ngoài lên cao.
Trung Quốc có thể trả đũa bằng thuế quan của riêng mình đối với hàng hóa của Mỹ. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn rủi ro khi người tiêu dùng, nông dân và nhà sản xuất Mỹ sẽ là những người thua cuộc lớn.
Lựa chọn thứ hai là các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ di dời phần lớn hoạt động sản xuất của họ sang các nước khác.
Lựa chọn thứ ba là Trung Quốc đồng ý tiến hành thương lượng để đi đến thỏa thuận. Đó là những gì đã xảy ra trong chính quyền Trump trước đây. Theo thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Trung Quốc và Mỹ vào tháng 1/2020, Trung Quốc cam kết trong năm 2020 và 2021 tăng thêm 200 tỷ USD tiền mua hàng nông sản, sản xuất, sản phẩm năng lượng và dịch vụ từ Mỹ so với mức cơ sở của năm 2017.
Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính họ chỉ hoàn thành khoảng 57% các cam kết mua hàng vào cuối năm 2021. Sự gián đoạn kinh tế của đại dịch Covid-19 là một phần lý do dẫn đến tình trạng thiếu hụt.
Lần này, sự suy giảm kinh tế và nhu cầu tiêu dùng yếu ở Trung Quốc có thể khiến nước này gặp khó khăn trong việc đáp ứng các cam kết nhập khẩu lớn trong thời gian ngắn.
Mặc dù thuế quan đã dẫn đến việc giảm thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump đầu tiên, nhưng thâm hụt thương mại chung của Mỹ đã tăng từ 481,2 tỷ USD vào năm 2016 lên 678,7 tỷ USD vào năm 2020.
Phần lớn thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc chỉ đơn giản là được chuyển sang thâm hụt thương mại cao hơn với các quốc gia khác, khi Mỹ mua thêm hàng hóa từ Đông Nam Á, Mexico…
Vì vậy, thuế quan - được tiếp tục trong chính quyền Tổng thống Joe Biden - đã không giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại mà chỉ làm tăng chi phí cho các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Bàn “phản lưới nhà” này có khả năng sẽ tiếp tục để lại hậu quả nếu chính quyền ông Trump vẫn muốn duy trì.
上一篇: Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
下一篇: Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
猜你喜欢
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Phát hiện đảo mới ở Bắc Cực
- Mệt mỏi vì 10 tỉnh xin mở casino
- Công khai tuyển chọn 500 trí thức trẻ về 500 xã khó khăn
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Dịch sởi đã giảm lây chéo
- Cộng đồng người Hoa bất bình về giàn khoan 981 trái phép
- Bộ trưởng Kim Tiến thăm hỏi lực lượng kiểm ngư
- Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại