【nhận định soi kèo bayern munich】Lãi suất cho vay đang dần "hạ nhiệt"
Lợi nhuận doanh nghiệp bị "bào mòn" vì lãi suất quá cao | |
Ngân hàng đồng thuận giảm thêm lãi suất huy động nhằm hạ lãi suất cho vay | |
Các “ông lớn” bất động sản kiến nghị được cơ cấu nợ,ãisuấtchovayđangdầnquothạnhiệnhận định soi kèo bayern munich giảm lãi suất cho vay |
Theo các chuyên gia, lãi suất của Việt Nam hiện nay đang ở mức đỉnh và trên đà đi xuống. Ảnh: ST |
Đồng loạt tung gói tín dụng ưu đãi
Nắm bắt nhu cầu vốn nhanh đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mới đây, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tung ra gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, ưu đãi lãi suất tới 2% nhằm hỗ trợ toàn bộ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng đã chủ động xây dựng chính sách tài trợ chuỗi cung ứng, hỗ trợ cá nhân kinh doanh tiếp cận vốn ngân hàng với lãi suất cạnh tranh. Theo đó, MB đã triển khai chương trình vay dành cho cá nhân kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,7%/tháng, tương đương 8,5%/năm, được áp dụng ngay từ thời điểm giải ngân. Ngoài ra, MB sẽ triển khai chương trình giảm lãi suất vay kinh doanh cho các khách hàng có duy trì số dư tài khoản thanh toán bình quân trong tháng tốt tại tài khoản MB, mức giảm tối đa 1%.
Theo MB, năm 2023, thay vì đẩy lãi suất cho vay cao để tăng lợi nhuận, ngân hàng sẽ tập trung giảm chi phí vốn, đẩy mạnh tiền gửi không kỳ hạn (CASA), tối ưu chi phí hoạt động, quản lý chất lượng tài sản để giảm chi phí dự phòng. Điều này vẫn bảo đảm ngân hàng có lợi nhuận tốt và khách hàng không phải chịu lãi suất quá cao.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) áp dụng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,5%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn để thanh toán hàng nhập khẩu, làm hàng xuất khẩu. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tung gói ưu đãi 3.000 tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay tối đa 1%/năm cho các khoản vay ngắn hạn phục vụ mục đích kinh doanh…
Các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước cũng đã đồng loạt tung ra các chương trình tín dụng ưu đãi. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) công bố triển khai gói ưu đãi lãi suất quy mô 10.000 tỷ đồng, áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lần đầu vay vốn hoặc chưa giải ngân khoản vay trong vòng 6 tháng qua. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cam kết giảm 0,5%/năm lãi suất cho tất cả khách hàng có dư nợ hiện hữu và phát sinh mới ngay từ đầu năm 2023.
Đến hết tháng 4/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai gói vay ngắn hạn với quy mô 30.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi chỉ từ 8%/năm đối với các khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng; hoặc chỉ từ 9%/năm đối với các khoản vay từ 6-12 tháng.
Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã công bố giảm tối đa 3% lãi suất cho khách vay kinh doanh bất động sản tại thời điểm 31/1/2023 gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 hoặc do ảnh hưởng bởi biến động bất lợi của tình hình kinh tế vĩ mô. Dự kiến trong năm 2023, Agribank tiếp tục dành hơn 100.000 tỷ đồng để cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng xuất nhập khẩu, ngành y tế, ngành giáo dục; giảm lãi suất đối với các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực ngành nghề gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Riêng với lĩnh vực bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã họp với các ngân hàng thương mại nhà nước. Các ngân hàng này đồng ý dành một gói tín dụng cho bất động sản trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
Lãi suất giảm nhưng phải tăng khả năng tiếp cận vốn
Có thể thấy, động thái của các ngân hàng như trên là rất đáng mừng trong bối cảnh doanh nghiệp phải chịu lãi suất cao nhiều tháng qua. Trong các phiên họp Chính phủ, Thủ tướng luôn luôn đưa ra yêu cầu NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế PGS.TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam có dư địa giảm lãi suất do lạm phát của Việt Nam đang ở vùng tương đối thấp. Hơn nữa, năm 2023, dự kiến Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ tăng lãi suất 2 lần, sau đó sẽ dừng lại, do vậy, sức ép để Việt Nam tăng lãi suất bao gồm lạm phát và lãi suất từ bên ngoài rất ít. Vì thế, vị chuyên gia này đánh giá, lãi suất của Việt Nam hiện nay đang ở mức đỉnh và trên đà đi xuống.
Đồng quan điểm, các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect cũng kỳ vọng lãi suất huy động sẽ đạt đỉnh vào quý 1/2023 và hạ nhiệt kể từ quý 2/2023. Hơn nữa, NHNN cũng nỗ lực hạ lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc các ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Do đó, VNDirect cho rằng sẽ có ngân hàng chủ động giảm một phần biên lãi ròng (NIM) để có thể nhận được hạn mức phân bổ tín dụng cao hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, vấn đề của doanh nghiệp không chỉ nằm ở lãi suất cao. Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ doanh nghiệp có thể vay vốn được từ hệ thống tổ chức tín dụng có xu hướng giảm trong thời gian qua. Nếu như năm 2017 có 49,37% doanh nghiệp tham gia khảo sát tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng thì con số này đã liên tục giảm qua các năm. Đơn cử như năm 2021, chỉ còn 35,41%.
Do đó, VCCI đề nghị cần sửa đổi các chính sách về tổ chức tín dụng theo hướng thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng để thu hút khách hàng và mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng.
下一篇:Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
相关文章:
- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Bảo vệ rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học
- Chú trọng bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực ứng phó trước thiên tai
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- TP.Tân Uyên: Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- Vẫn lúng túng các biện pháp thi hành Luật thuế Nhập khẩu, thuế xuất khẩu
- Gỡ “điểm nghẽn” về logistics, thúc đẩy thu hút đầu tư
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực
相关推荐:
- Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- Thái Bình triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
- Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh
- Thủ tướng công bố Khung phục hồi tổng thể ASEAN
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- Khánh Hoà: Dự kiến đầu tư gần 1,3 triệu tỷ đồng để phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
- Lạng Sơn tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Báo cáo đánh giá đa chiều của Việt Nam là nghiên cứu đầu vào hữu ích
- Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- Nhiều việc làm theo gương Bác thiết thực
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- Mở rộng không gian phát triển
- Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan