【cúp nhật hoàng】kinh tế Năm 2016: Không quá quan ngại về giá dầu, giá USD
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:40:10 评论数:
Trước thềm năm mới,ếNămKhôngquáquanngạivềgiádầugiácúp nhật hoàng PV TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) về những triển vọng cũng như thách thức cần lưu ý trong năm 2016.
PV: Năm 2015 vừa kết thúc với những kết quả khá tích cực về kinh tế. Ông có thể đánh giá khái quát về những điểm nổi bật của nền kinh tế trong năm qua?
|
- Ông Nguyễn Tú Anh:Một trong những điều đáng ghi nhận nhất của kinh tế Việt Nam năm 2015 là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoài dự đoán. Tháng 1/2015, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 5,6%, đến tháng 4 – 5/2015, họ điều chỉnh dự báo lên 6%, đến tháng 10 lại tiếp tục điều chỉnh tăng lên 6,2%. Cuối năm nay, dự kiến chúng ta có thể tăng trưởng trên 6,5%. Điều đó cho thấy những phản ứng tích cực của thị trường, vượt ra ngoài dự đoán của các định chế tài chính.
Các phản ánh tích cực này thể hiện ở nhiều góc độ. Thứ nhất là giải ngân FDI năm nay tăng 18%, cao nhất từ năm 2008 đến nay, và dự kiến sẽ còn tăng cao thời gian tới cùng với quá trình hội nhập. Hai là đầu tư của khu vực tư nhân. Trong năm nay, tổng số doanh nghiệp (DN) thành lập mới cũng tăng cao kỷ lục và tỷ lệ vốn đăng ký trên mỗi DN cao hơn các năm khác… Về chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán, năm 2014 chỉ khoảng 28% GDP còn năm nay có thể đạt 33%, cao hơn cả mức của năm 2007 là 31%. Những tín hiệu này sẽ được tiếp tục trong năm 2016. Nếu không có sự đột biến xảy ra thì đà tăng trưởng của năm 2016 có thể đạt cao hơn năm nay.
PV: Điểm nhấn quan trọng của năm tới là chúng ta chuẩn bị hội nhập lớn với nhiều hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo ông, điều này sẽ mang lại những cơ hội, thách thức gì cho nền kinh tế trong năm tới?
- Ông Nguyễn Tú Anh:Chúng ta đã nghe nói nhiều về cơ hội từ hội nhập như là khai thác lợi thế, thúc đẩy xuất khẩu cho các ngành có năng lực cạnh tranh tốt như điện tử, điện thoại di động, dệt may, giày da, nông sản, thủy sản... Nhưng với những ngành còn yếu về năng lực cạnh tranh sẽ gặp khó khăn, như ngành ô tô…
Việc gia nhập AEC từ năm 2016 cũng tạo ra cả cơ hội và rủi ro cho nền kinh tế. Cơ hội đã được nói đến nhiều. Ở đây, tôi muốn lưu ý một rủi ro là sự xâm nhập của các nước ASEAN vào hai ngành logistic và phân phối. Vì sao các nhà đầu tư Thái Lan đưa hệ thống phân phối đi trước, quyết liệt xâm nhập thị trường Việt Nam, hay tương tự là hệ thống siêu thị Aeon của Nhật? Vì đó là cửa để đưa hàng hoá của họ vào thị trường...
Với ngành phân phối, nếu nằm dưới sự kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ là rào cản khá lớn cho chính hàng hoá Việt Nam ngay ở thị trường trong nước, và nhập siêu có nguy cơ ngày càng tăng. Đây là một trong những thách thức mà nếu chúng ta thờ ơ, bỏ qua thì nguy cơ về lâu dài rất nghiêm trọng.
Tương tự với ngành logistic, hiện nay 80% ngành logistic nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Logistic ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất. Khi kinh tế càng phát triển, hội nhập, đóng góp của logistic trong GDP càng lớn. Chẳng hạn, nền kinh tế của chúng ta có tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP đã vượt quá 170% và khi hội nhập hơn, tỷ lệ này càng nhiều. GDP có thể tạo ra 100 đồng, nhưng dòng giá trị hàng hoá lưu chuyển có thể lên đến 200 - 300 đồng. Lưu chuyển lớn kèm theo đó chi phí vận chuyển cũng lớn, tạo ra doanh số cho logistic. Với sự manh mún nhỏ lẻ như Việt Nam hiện nay, nếu chúng ta không cạnh tranh được, chủ động được trong logistic thì lợi ích từ hội nhập lại chạy ra nước ngoài.
PV: Cùng với yếu tố hội nhập, năm tới, cũng có những lo ngại về tác động từ nền kinh tế thế giới như việc giá dầu giảm, Mỹ tăng lãi suất, đồng Nhân dân tệ mất giá ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về những yếu tố này?
- Ông Nguyễn Tú Anh:Về giá dầu, một số ý kiến cho rằng giá dầu giảm ảnh hưởng đến ngân sách. Thực ra, giá dầu đóng góp vào ngân sách không nhiều, khoảng 6 – 7%. Năm nay giá dầu lập dự toán ngân sách là 60 USD/thùng. Hiện nay, giá dầu đang giảm, nhưng Bộ Tài chính đã có các phương án ngân sách trong trường hợp giá dầu giảm còn 50, 40, thậm chí 30 USD/thùng, do đó chúng ta vẫn chủ động được. Hơn nữa, Việt Nam là nước tiêu thụ dầu, không phải nước xuất khẩu dầu, do đó giá dầu xuống là có lợi cho nền kinh tế dù ngân sách giảm. Về lâu dài, giá dầu rẻ là tốt cho kinh tế Việt Nam.
Còn về yếu tố tỷ giá, dường như đã được đánh giá hơi quá trên phương tiện truyền thông. Về mặt lý thuyết, khi Mỹ tăng lãi suất, thị trường tài chính Mỹ trở nên hấp dẫn, nhu cầu đồng USD cao hơn, các đồng tiền khác sẽ mất giá so với đồng USD. Cũng theo lý thuyết, khi lãi suất tăng thì chi phí vốn cũng tăng lên, tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên trên thực tế, khi FED tăng lãi suất, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng vững. Trên thị trường ngoại hối, các giao dịch kỳ hạn của một số đồng tiền chính khác cũng tăng. Lý giải điều này, có thể thấy các nhà kinh tế, nhà đầu tư đã tính toán trước việc FED tăng lãi suất và đã chuẩn bị cho việc tăng lãi suất cao hơn mức cần thiết, khiến cho thị trường phản ứng ngược lại, tích cực hơn khi FED tăng lãi suất. Điều này cho thấy khi FED tăng lãi suất và thị trường hấp thụ tốt điều đó thì sẽ không gây biến động về tỷ giá trong ngắn hạn, hay kể cả trong dài hạn. Dù vậy, thị trường Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm, mang tính chất đám đông nên tôi dự đoán biến động ở Việt Nam là dao động tức thời.
Về tỷ giá, tôi quan ngại nhất không phải là đồng USD mà là đồng Nhân dân tệ. Các thị trường đều dự đoán đồng Nhân dân tệ mất giá, do bản chất nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã khai thác gần hết. Trung Quốc muốn chuyển hẳn động cơ tăng trưởng sang thị trường tiêu dùng khổng lồ trong nước, nhưng sự chuyển đổi đó không hề đơn giản. Cho đến nay Trung Quốc chưa thành công trong việc kích hoạt nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhiều người cũng nghi ngờ con số tăng trưởng kinh tế 7% của Trung Quốc.
Như vậy, để đối phó với vấn đề nền tảng kinh tế đang lung lay, có thể Trung Quốc phải dùng đến yếu tố tỷ giá. Do đó, một trong những điều cần phải theo dõi để có phản ứng linh hoạt với nền kinh tế chính là theo dõi tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Nếu có sự biến động lớn, thì Việt Nam cũng phải có sự điều chỉnh linh hoạt.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến