【bảng xếp hạng giải quốc gia hà lan】Giao quyền tự chủ để doanh nghiệp nhà nước dám nghĩ, dám làm

时间:2025-01-25 11:43:28 来源:Empire777
Giao quyền tự chủ để doanh nghiệp nhà nước dám nghĩ, dám làm
Để DNNN dám nghĩ, dám làm thì cơ chế quản lý vốn đầu tư vào DNNN cần có bước đột phá. Ảnh tư liệu

Chuyển quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm qua, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, chủ đạo trong những ngành quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế; góp phần đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Song bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của DNNN còn nhiều hạn chế. Cụ thể như một số DNNN chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực, hoạt động còn thua lỗ; năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo còn hạn chế; chưa có các dự án quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, lan tỏa…

Quan trọng là đánh giá hiệu quả đồng vốn đầu tư

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá rất cao vai trò của DNNN, không chỉ ở góc độ hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn ở khía cạnh là “những người lính tiên phong” điều tiết những bất cập, những mặt trái của thị trường.

Để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của DNNN, Bộ trưởng đề nghị các DNNN tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng luật thay thế Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Hiện dự luật đang được lấy ý kiến nhiều vòng, song một số DNNN chưa có sự quan tâm, đóng góp ý kiến nhiều.

Theo Bộ trưởng, có rất nhiều nội dung cần có sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; quản lý đầu vào hay đầu ra; quyền tự quyết về nhân sự, tiền lương; lợi nhuận để lại; cơ chế tăng vốn, đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp…

“Cần có chính sách để các đồng chí tự chủ trong trả lương, tại sao các doanh nghiệp khác trả lương cao mà doanh nghiệp mình không trả lương cao được, tại sao bên ngoài đổi mới công nghệ mà mình không đổi mới được… Chúng tôi quan trọng hiệu quả của đồng vốn chứ không phải bó lại đầu vào” - Bộ trưởng chia sẻ.

Những tồn tại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, mà trong đó có nguyên nhân pháp luật hiện hành về DNNN nói chung chưa thật sự phân cấp, chưa trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp chủ động quyết định hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận xét, vai trò, vị trí và sứ mệnh của DNNN được xác định là hết sức lớn và đầy thách thức, nhưng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của DNNN nói chung, người lao động nói riêng chưa tương xứng. DNNN không được tự chủ thực hiện vai trò, sứ mệnh của mình.

Người lao động, nhất là lao động quản lý không được khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nỗ lực phát huy tối đa năng lực của mình cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Đây cũng là vấn đề được một số đại biểu nêu tại hội nghị. Theo ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), để DNNN dám nghĩ, dám làm thì cơ chế quản lý vốn đầu tư vào DNNN cũng như hoạt động của doanh nghiệp cần sớm được đổi mới.

Đại diện Agribank nhấn mạnh việc tăng cường giao quyền tự chủ cho DNNN trên tinh thần chuyển quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, tăng cường giám sát, phát hiện, cảnh báo và xử lý vi phạm ngay từ sớm nhằm ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại.

Các mục tiêu giao cho DNNN cần cụ thể hoá cho từng loại hình và từng doanh nghiệp cụ thể, nhất là khả năng làm chủ công nghệ, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu có giá trị gia tăng cao, tránh chỉ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận đơn thuần. Cơ chế về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ trong DNNN cũng cần được đổi mới triệt để.

Ông Phạm Đức Ấn cũng đề nghị, các vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, những rào cản liên quan đến trách nhiệm, đạo đức công vụ cần tiếp tục được làm rõ và có giải pháp cụ thể để các doanh nghiệp tự tin, mạnh dạn bứt phá phát triển.

Sớm hoàn thiện cơ chế để tăng quyền tự quyết cho doanh nghiệp

Từ góc nhìn địa phương, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, nhấn mạnh việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho các DNNN phát triển là một trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của thành phố. Để tạo điều kiện cho các DNNN phát huy tiềm năng, khai thác hiệu quả tối đa các tài sản được giao, đại diện một đầu tàu kinh tế lớn của cả nước đề nghị Chính phủ quan tâm, điều chỉnh sớm các chính sách, quy chế theo hướng đánh giá dựa trên các kết quả cuối cùng, thay vì đánh giá trên từng vụ việc, quá trình.

Làm được điều này, ông Dương Anh Đức cho rằng sẽ khiến cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn, năng động hơn, có thể đầu tư hiệu quả, kinh doanh tốt hơn.

Lấy ví dụ một số vướng mắc trong quản lý DNNN của TP. Hồ Chí Minh, đại diện TP. Hồ Chí Minh cho biết lãnh đạo thành phố mong muốn có được quyền chủ động để chỉ đạo, điều hành các DNNN, từ đó tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế.

Những kiến nghị tương tự cũng được Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề cập, xuất phát từ thực tiễn quản lý kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, rất cần đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo hệ mục tiêu thay vì hệ giải pháp như hiện nay, gắn với việc tăng thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Đồng thời, cần có chiến lược để xây dựng, nuôi dưỡng phát triển các thương hiệu quốc gia, làm động lực và đầu kéo cho các DNNN, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động của các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước; xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Doanh nghiệp nhà nước chiếm 25,78% tổng vốn sản xuất kinh doanh trên thị trường

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2023, Việt Nam còn 676 DNNN, trong đó gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Tại thời điểm đầu năm 2023, tổng tài sản của DNNN trên toàn quốc đạt 3.821.459 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm 2022. Tổng giá trị vốn Nhà nước đang đầu tư tại các DNNN là 1.699.125 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm 2022.

Tổng hợp số liệu của 605 DNNN gửi báo cáo (chiếm 90% tổng số 676 DNNN trên toàn quốc), cho thấy tổng doanh thu của các DNNN năm 2023 là 1.652.442 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch được phê duyệt. Tổng lãi phát sinh trước thuế của các DNNN tính đến cuối năm 2023 là 125.847 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch được phê duyệt. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN của khu vực DNNN là 166.218 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.

Nhờ sự nỗ lực và đồng hành của các cơ quan, DNNN cơ bản đã đạt được những kết quả khả quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

Theo đó, DNNN nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, đóng góp đáng kể vào NSNN. Trong giai đoạn 2021 - 2023, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước duy trì nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp. Các DNNN đóng góp khoảng 28% thu NSNN; thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.(Võ Hoàng)

推荐内容