【ketquabongda trực tuyến】Thanh Hóa: Ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo chất lượng chuỗi liên kết nông sản

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:15:14 评论数:

Thanh Hóa xác định nông,óaỨngdụngkhoahọccôngnghệđảmbảochấtlượngchuỗiliênkếtnôngsảketquabongda trực tuyến lâm, thủy sản là những mặt hàng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã (HTX) trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối giao thương. Nhờ đó, các sản phẩm như nước mắm (Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn), cam Vân Du (Thạch Thành) và bưởi Xuân Thành (Thọ Xuân) đã tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.

Mô hình sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ giúp người nông dân kiểm soát chất lượng nông sản. Ảnh minh họa

Theo thống kê, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 845 HTX nông nghiệp, đã thiết lập hơn 1.800 chuỗi liên kết bền vững. Điển hình như HTX Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn) trong chuỗi giá trị sản xuất rau, quả an toàn; HTX Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Quảng Chính (Quảng Xương) với chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản VietGAP; HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc (Hậu Lộc) xây dựng được chuỗi cung ứng rau an toàn... 

Tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân), việc phát triển vùng sản xuất công nghệ cao đang diễn ra mạnh mẽ. Với diện tích nhà màng, nhà lưới lên tới 10.000m², HTX này đã sản xuất rau, củ, quả an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, cung ứng khoảng 20 tấn sản phẩm sạch mỗi tháng cho thị trường. Ông Lê Văn Thượng - Giám đốc HTX cho biết, sau khi đổi mới hoạt động, bên cạnh các khâu dịch vụ công, HTX đã tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất của thành viên HTX để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Hiện nay, hàng chục thành viên trong HTX đã có thể chủ động phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng và duy trì được chuỗi giá trị trong sản xuất.

Từ năm 2016, huyện Yên Định đã triển khai thành công các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng kinh phí 30 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm như cà chua ghép, hoa cúc, và cá lóc đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được phát triển và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Những thành tựu này giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, và góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân trong vùng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp còn thụ động, phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ, chậm tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Việc hỗ trợ các HTX tìm kiếm thị trường, tiếp cận các nguồn vốn, giới thiệu đối tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn lúng túng và chưa hiệu quả. 

Trước tình hình đó, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa Lê Hồng Hải cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Liên minh HTX đã tổ chức khoảng 40 lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức cho thành viên HTX, giúp họ sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đồng thời, Liên minh cũng hỗ trợ các HTX tìm kiếm nguồn vốn, liên kết với doanh nghiệp, và xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích 2.825ha, với 50% diện tích ứng dụng công nghệ cao và 500ha ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, tỉnh hướng tới xây dựng 4 mô hình thí điểm chuyển đổi số trong nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất lên đến 500 triệu đồng/ha/năm.

Với các kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng, Thanh Hóa đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Thông qua việc nâng cao chuỗi giá trị nông sản, tỉnh không chỉ cải thiện đời sống người dân mà còn tạo đà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương.

Duy Trinh(t/h)