【lịch thi đấu mexico liga mx】Thỏa thuận “Đình chiến thương mại” 90 ngày của Mỹ và Trung Quốc: Những lý do để hy vọng
作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 11:14:56 评论数:
Nhưng ngay cả khi không đạt được thỏa thuận tại hội nghị này,ỏathuậnĐìnhchiếnthươngmạingàycủaMỹvàTrungQuốc Nhữnglýdođểhyvọlịch thi đấu mexico liga mx thì theo nhà kinh tế trưởng Anatole Kaletsky - tác giả của “Chủ nghĩa tư bản 4.0, sự ra đời của một nền kinh tế mới”- cho rằng, vẫn có ít nhất bốn lý do để hy vọng sự xuống thang của cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thứ nhất, đến nay, bất chấp phía Mỹ luôn đưa ra các thông điệp cứng rắn, Trung Quốc vẫn tỏ ra cho thế giới thấy họ có rất nhiều công cụ chính sách để bảo đảm rằng nền kinh tế nước này không bị thiệt hại nghiêm trọng từ các đòn đánh thuế quan của Mỹ. Đối với những thiệt hại về xuất khẩu xảy ra do các biện pháp tăng thuế của Mỹ, Chính phủ và ngân hàng trung ương có thể bù đắp bằng cách kích thích nhu cầu trong nước.
Đồng thời, trước sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định có những điều chỉnh cắt giảm các khoản vay của chính quyền địa phương, giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hạn chế giá nhà bùng nổ bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ...
Nhưng tóm lại, sẽ ít có chuyên gia kinh tế nào bị thuyết phục rằng các chính sách “thắt lưng buộc bụng” có thể khiến cho những tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chấp nhận hơn. Song mặt khác, nó cũng xua tan nghi ngờ về khả năng thích ứng của Chính phủ Trung Quốc trước những thử thách trong giai đoạn sắp tới.
Những tuyên bố rõ ràng từ các nhà hoạch định chính sách đã chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không cho phép - hay ít nhất các phát ngôn cũng tỏ ra như thế - bất kỳ sự suy yếu nào của nền kinh tế vào năm tới, thậm chí điều đó có nghĩa là nước này sẽ chấp nhận thâm hụt ngân sách lớn hơn hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ. Sự thay đổi chính sách này được mong đợi vì các chính phủ tham gia cuộc chiến không phải lo lắng về tỷ lệ nợ trên GDP hay bảng cân đối của ngân hàng.
Thứ hai, tính toán chính trị của Tổng thống Trump có thể sẽ thay đổi khi nhận thấy việc Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng (và đủ khả năng) thực hiện các biện pháp bảo vệ nền kinh tế khỏi bất kỳ sự suy thoái nào. Nếu Trump muốn “một chiến thắng lớn” về thương mại đối với Trung Quốc để tự hào trước cuộc bầu cử năm 2020, ông sẽ cần phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.
Bởi vì ở giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thương mại - khi mức thuế tăng từ 10% lên 25% và mở rộng đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc - sẽ gây ra những thiệt hại khó lường cho nền kinh tế Mỹ và tất nhiên là các doanh nghiệp, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu, điều này thực sự khó chấp nhận. Rủi ro chính đối với nền kinh tế Mỹ không phải từ sự trả đũa của Trung Quốc đối với nông dân hoặc các công ty đa quốc gia của Mỹ, điều này có thể hoặc không thể xảy ra.
Nhưng phân tích từ hiệu ứng thuế quan Keynes, Tổng thống Trump tin rằng, các đòn đánh thuế quan của Mỹ sẽ vừa tạo ra sức ép đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, đồng thời “giữ việc làm ở nước Mỹ cho người Mỹ”, xét trong bối cảnh khi nền kinh tế suy thoái và tình trạng thất nghiệp gia tăng thì biện pháp thuế quan có thể mang lại hiệu quả nhất định.
Nhưng với thực trạng nền kinh tế Mỹ hiện nay, để có thể chuyển hướng sản xuất trong nước thay thế được hàng nhập khẩu của Trung Quốc là gần như bất khả thi. Điều này có nghĩa, chi phí thuế quan sẽ chủ yếu tác động vào người tiêu dùng Mỹ và các nhà nhập khẩu, thúc đẩy lạm phát và lãi suất của Mỹ, hơn là đánh vào hoạt động kinh tế và việc làm của Trung Quốc.
Thứ ba, các cuộc đàm phán địa chính trị trước đây của Tổng thống Trump đưa ra các tiền lệ rõ ràng cho việc sớm thống nhất ngừng cuộc chiến. Trong tất cả các cuộc đối đầu ngoại giao lớn của Trump - về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, bức tường biên giới với Mexico và sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - đều leo thang đến mức căng thẳng rồi đột nhiên thương lượng xuống thang như một chiến thuật.
Trường hợp gần đây và bất ngờ nhất là việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran nhằm đảo ngược sự gia tăng giá dầu trên 80 USD/thùng. Phong cách đàm phán của Tổng thống Trump “có vẻ không mạch lạc và không trung thực”, nhưng thành công ngoạn mục cho ông nếu không vì lợi ích quốc gia của Mỹ. Nó cho phép kích động những người theo chủ nghĩa dân tộc thuần túy bằng cách hành động mạnh mẽ hơn bất kỳ vị tổng thống nào trước đây để “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” trong khi tránh bất kỳ rủi ro quân sự hoặc kinh tế nào có thể đòi hỏi tổn thất nghiêm trọng. Một thỏa thuận tại Hội nghị G20 là phù hợp với mô hình này.
Cuối cùng, dù nói theo cách nào cũng phải thừa nhận rằng, những tổn thất do xung đột thương mại với Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc là không hề nhẹ nhàng. Một thỏa thuận “ngừng chiến” có thể hoàn toàn chấp nhận được đối với Trung Quốc và gần như chắc chắn đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Trump về quy mô cân bằng thương mại, luật sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường cho các công ty đa quốc gia Mỹ và các thể chế tài chính…
Thực tế là Trung Quốc đã thực sự đồng ý rằng, nước này có thể đáp ứng khoảng 40% trong tổng số 142 nhu cầu thương mại mà Mỹ yêu cầu hồi đầu năm nay và có thể đàm phán thêm 40% nữa. 20% còn lại liên quan đến công nghệ và trợ cấp công nghiệp là không thể đàm phán với Trung Quốc. Tất nhiên, 20% này bao gồm hầu hết các chính sách mà Trung Quốc phản đối vì cho phép nước này thách thức quyền bá chủ công nghệ và quân sự của Mỹ trong nửa sau của thế kỷ này.
Liệu Tổng thống Trump có thực sự quan tâm đến những gì có thể xảy ra sau năm 2050 hay không? Giả sử ông quan tâm nhiều hơn về những gì xảy ra vào năm 2020 khi phải đối mặt với cử tri Mỹ một lần nữa, cuộc đối đầu của ông Trump với Trung Quốc sẽ kết thúc trước khi diễn ra quá lâu. |