Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến. Đây là con đường ngắn nhất để các chủ thể giới thiệu những sản phẩm được công nhận đạt chất lượng đến với người tiêu dùng. Cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây đang nỗ lực cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Ảnh: D.KHÁNH Đưa sản phẩm vươn xa Là một trong những chủ thể đầu tiên của Hậu Giang tham gia xây dựng sản phẩm OCOP,ấtsảnphẩkết quả trận kaa gent đặc biệt là một trong hai chủ thể vinh dự có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP tiêu biểu cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm, quy trình nuôi và chế biến sản phẩm từ cá thát lát để tham gia bình chọn sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, HTX có 8 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, hiện tại HTX đã chọn 2 sản phẩm là chả thát lát tươi và cá thát lát rút xương để nâng chất tham gia đánh giá OCOP cấp quốc gia. Nên thời gian qua ngoài việc tổ chức thiết kế lại bao bì sản phẩm, quy hoạch vùng nuôi để áp dụng quy trình GlobalGAP và ISO 22000 vào sản xuất cá thát lát thương phẩm để hướng đến xuất khẩu, HTX cũng đang tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc nâng cấp nhà xưởng, kho bãi để góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm. “Sản phẩm sau khi được công nhận OCOP thì sản lượng bán ra tăng gấp 3 lần so với trước đây. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ thì vẫn còn giới hạn, chính vì thế HTX muốn nâng chất sản phẩm để tham gia đánh giá OCOP cấp quốc gia, đó cũng là một bước tiến để sản phẩm của HTX có thể xuất khẩu. Ngoài việc cải thiện về cơ sở vật chất, bao bì, nhãn mác thì kế hoạch của HTX sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá, tiếp thị ở nhiều kênh để nhiều người biết đến”, bà Thùy chia sẻ. Tham gia xây dựng OCOP thì đồng nghĩa với việc chủ thể phải chủ động đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có được sức cạnh tranh trên thị trường. Nắm vững được tiêu chí nên dù đã có 2 sản phẩm được công nhận đạt 3 và 4 sao cấp tỉnh, nhưng thời gian qua, Cơ sở sản xuất trà mãng cầu xiêm Hồng Đoan, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, không ngừng cải thiện bao bì và cách thức bảo quản để sản phẩm có chất lượng và mẫu mã tốt nhất đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường. Để qua đó cũng chuẩn bị các yếu tố cần thiết để thăng hạng cho sản phẩm. Chị Nguyễn Thị Hồng Đoan, chủ cơ sở, cho biết thêm: “Với cơ sở khi đạt được chứng nhận OCOP chỉ là bước khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc. Nên sau khi đạt được chứng nhận thì cơ sở cũng tiếp tục nâng chất để sản phẩm có thời gian bảo quản sử dụng lâu hơn”. Bà Võ Thị Phương Trang, chủ cơ sở sản xuất rượu Út Tây, cho biết: “Chương trình OCOP đã giúp cho các chủ thể tự tin, mạnh dạn giới thiệu sản phẩm của mình với người tiêu dùng. Sản phẩm được tiêu thụ ổn định cũng giúp cho các chủ thể đầu tư nhiều hơn để tạo một bước phát triển mới cho sản phẩm. Chính vì thế nên dù là một cơ sở mới thành lập được khoảng 4 năm, nhưng cơ sở vẫn tham gia và đạt được chứng nhận OCOP tiêu biểu cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Tính đến nay, sau 3 năm tập trung xây dựng, huyện Phụng Hiệp đã có 21 sản phẩm đạt chuẩn OCOP thuộc các chủ thể là: Hợp tác xã Kỳ Như, Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây, Hợp tác xã Hậu Giang Yên Bình An, Cơ sở sản xuất trà mãng cầu xiêm Hồng Đoan. Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, trong số sản phẩm được công nhận OCOP của huyện có 17 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm đạt 3 sao. Tiếp sức cho các chủ thể Thời gian qua, các sản phẩm từng bước chinh phục thị trường ngoài việc nỗ lực của các chủ thể thì cũng có một phần hỗ trợ tích cực từ nguồn lực Nhà nước. Như cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây, ở xã Tân Bình, cách đây 3 năm được UBND tỉnh hỗ trợ dây chuyền sản xuất rượu với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng đã giúp cho cơ sở tiết giảm được chi phí nhân công trong quá trình chiết xuất rượu, từ đó nâng cao được sản lượng sản xuất gần 50.000 chai rượu mỗi năm. Bà Võ Thị Phương Trang cho biết thêm: “Với một cơ sở mới thành lập, buổi đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự đồng hành của chương trình OCOP và quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh đã giúp cơ sở từng bước vượt qua khó khăn và trụ vững trên thị trường”. Được thành lập năm 2016, hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, mua bán và chế biến trà mãng cầu. Đây là đơn vị tiêu biểu trong số 35 hợp tác xã làm ăn có hiệu quả của huyện Phụng Hiệp. Tháng 1-2021, HTX Hậu Giang Yên Bình An được UBND tỉnh Hậu Giang đầu tư trụ sở hợp tác xã, lưới điện 3 pha và các dụng cụ phục vụ sản xuất với tổng kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng. Cơ sở khang trang không chỉ giúp cho HTX hoạt động hiệu quả mà còn giúp HTX nâng chất các sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao với mẫu mã đẹp, phục vụ thị trường. Mục tiêu của năm 2022, ngoài việc xây dựng mới 5 sản phẩm OCOP, huyện Phụng Hiệp còn tập trung nâng chất để thăng hạng từ 3 sao lên 4 sao và từ 4 sao lên 5 sao cho 12 sản phẩm ở 5 chủ thể là: Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây, Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, HTX Hậu Giang Yên Bình An, Cơ sở sản xuất trà mãng cầu Hồng Đoan và HTX Kỳ Như. Tổng kinh phí để nâng cấp về bao bì, nhãn mác, các chứng nhận, trang thiết bị, các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu đối với sản phẩm OCOP khoảng 1,2 tỉ đồng. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Hiện nay, ngành đã tổng hợp xong những đề xuất của các chủ thể để trình với UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các chủ thể để nâng chất sản phẩm. Bởi đây là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, sau khi được thăng hạng, sản phẩm sẽ đi xa hơn trên thị trường. Trong thời gian tới đây, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP, phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP xanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo; phát huy tính đa giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh. Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường chuyển đổi số trong thương mại, kết nối cung - cầu nông sản gắn với thương mại điện tử, bán hàng online, livestream… Ngoài ra, tổ chức các các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm gắn với văn hóa du lịch trong và ngoài nước. Với sự quyết tâm của các chủ thể và những chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước sẽ góp phần giúp các địa phương xây dựng và nâng tầm các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Qua đó, cũng góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, mở đường đưa nông sản của huyện đến thị trường trong và ngoài nước. T.TRÚC - D.KHÁNH |