【kết quả trận slavia praha】Nhùng nhằng nguồn cung vật tư y tế: EC chỉ trích EU phụ thuộc vào Trung Quốc
Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung vật tư y tế từ Trung Quốc đã làm cho nhiều quốc gia châu Âu lúng túng trong phòng,ằngnguồncungvậttưytếECchỉtrchEUphụthuộcvoTrungQuốkết quả trận slavia praha chống dịch Covid-19.
Sản xuất khẩu trang y tế N95 tại một nhà máy ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 17-2. Ảnh: THX
Hiện nay, dịch Covid-19 đã bùng phát tại châu Âu nhưng hầu hết các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đều thiếu thốn trang, thiết bị y tế để phòng, chống dịch. Phần lớn các thiết bị y tế chống dịch Covid-19, các quốc gia đều phải nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ. Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Vera Jourova đã chỉ trích EU và gọi đây là “sự phụ thuộc đáng buồn” của khối này. Đồng thời, bà Jourova cho rằng: “Đây là điều khiến chúng ta dễ bị tổn thương và cần phải thay đổi triệt để. Chúng ta sẽ đánh giá lại chuỗi cung ứng, và tìm cách đa dạng hóa chúng và lý tưởng là sản xuất càng nhiều càng tốt tại châu Âu. Đây là bài học lớn cho chúng ta”.
Ngoài ra, bà Jourova tiết lộ EC sẽ soạn thảo một kế hoạch chiến lược để giải quyết vấn đề trên vào cuối tháng 4 này và sẽ đệ trình dự thảo lên Nghị viện châu Âu cũng như lãnh đạo các nước thành viên EU.
Thực tế, kể từ tháng 3 tới nay, khi dịch Covid-19 lây lan rộng khắp ở châu Âu thì thiết bị y tế càng trở nên khan hiếm và thiếu thốn trầm trọng. Trong khi đó, nhiều quốc gia từ Ấn Độ cho tới châu Âu và Mỹ… đang tìm mọi cách nắm giữ bằng được khẩu trang, máy thở, găng tay và thuốc chữa bệnh. Các nước áp đặt các quy định hạn chế xuất khẩu, làm tình trạng thiếu hụt hàng hóa cần thiết cho cuộc chiến chống Covid-19 càng nghiêm trọng hơn. Theo giáo sư Simon Evenett chuyên ngành kinh tế-thương mại tại Đại học St. Gallen ở Thụy Sĩ, đã có hơn 91 lệnh cấm xuất khẩu, trong đó phần lớn được thực thi vào tháng 3 khi tâm dịch chuyển từ châu Âu sang Mỹ. Điều đó đã gây ra những khó khăn toàn cầu.
Gần đây nhất, giới chức Đức, Pháp đã chỉ trích Mỹ về các hành vi cạnh tranh không công bằng trong các hợp đồng mua đồ bảo hộ y tế. Tây Ban Nha trước đó cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ chặn một lô hàng khẩu trang bảo hộ được hai công ty của Tây Ban Nha đặt mua từ một đối tác Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng căng thẳng trên đã ảnh hưởng đến thị trường thiết bị y tế trị giá 597 tỉ USD theo dự tính trong năm 2019. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ là không phải tất cả các nước đều làm chủ sản xuất các đồ dùng thiết yếu như xà bông, nước sát khuẩn, kim tiêm, kính bảo hộ… mà chỉ sản xuất từng loại riêng lẻ. Đơn cử, Trung Quốc, Đức và Mỹ chiếm đến 40% lượng xuất khẩu thế giới về các sản phẩm bảo hộ cá nhân; nhưng Trung Quốc lại là nước xuất khẩu khẩu trang lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần.
Để khơi thông dòng nhập khẩu, từ đầu tháng 4 EC đã bãi thuế nhập khẩu và thuế VAT với các thiết bị, đồ bảo hộ y tế tới cuối tháng 7. Động thái này giúp giảm giá khẩu trang ở Italia xuống 1/3. EC cũng hướng đến việc mua sắm chung đối với các mặt hàng này, đồng thời đẩy mạnh sản xuất trong khối.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác xuất khẩu thiết bị y tế nên đã đẩy các nước châu Âu rơi vào thế bị lệ thuộc. Điển hình như Cộng hòa Czech phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm và nhiều vật tư y tế khác từ Trung Quốc, trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Còn tại Anh, tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân nghiêm trọng tới mức nghiệp đoàn Unite cho biết đã nói với thành viên của mình rằng họ có thể từ chối làm việc một cách hợp pháp để tránh rủi ro nhiễm bệnh. Trước đó, hôm 17-4, Chính phủ Anh đã ban hành hướng dẫn mới cho các bệnh viện, trong đó quy định rằng các thiết bị thay thế cho trang phục chống thấm có thể tái sử dụng hoặc thậm chí áo khoác phòng thí nghiệm dài tay. Điều này đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong giới y học.
Thực tế, nhiều nước như Hà Lan, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha… từng phàn nàn về tình trạng sản phẩm chất lượng kém hoặc bị lỗi có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuần trước, Hà Lan thu hồi 600.000 khẩu trang Trung Quốc không đạt chất lượng. Còn Tây Ban Nha đã quyết định ngừng sử dụng kit do một công ty ở Thâm Quyến của Trung Quốc sản xuất sau khi cho ra kết quả kém chính xác.
Những diễn biến gần đây cho thấy, trang thiết bị y tế trong công tác chủ động phòng dịch Covid-19 của EU vẫn còn nhiều bất cập. Đây là kẽ hở để dịch bệnh lây lan nhanh và cũng là cơ hội để Trung Quốc hái ra tiền.
Một quan chức Hải quan Trung Quốc cho biết nước này xuất khẩu 3,86 tỉ khẩu trang, 37,5 triệu bộ trang phục bảo hộ, 16.000 máy thở và 2,84 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 đến tổng cộng hơn 50 nước kể từ ngày 1-3. Doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng trong thời gian qua đạt 10,2 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,45 tỉ USD hay 33.895 tỉ đồng). Trung Quốc cũng tăng công suất sản xuất các bộ xét nghiệm Covid-19 lên 4 triệu bộ/ngày. Đây là giai đoạn mà nhiều người ví von rằng có được một dây chuyền sản xuất khẩu trang không khác gì sở hữu một máy in tiền ở Trung Quốc. |
HN tổng hợp
-
Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồngMãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1Những khu phố ẩm thực nổi tiếng ở Hà NộiTrăm nghìn người 'cháy' tài khoản khi Bitcoin phá đỉnhThông xe đường song hành cao tốc TP.HCMMSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính 2 năm liên tiếpĐiện lực Lý Nhân đẩy mạnh phát triển hợp đồng điện tửHòa Phát tuyên bố đã sẵn sàng làm thép đường ray tàu điện cao tốcÔ tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội BàiChiều nay, giá xăng dầu trong nước dự báo tiếp tục giảm
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Giá vàng hôm nay 27/11: Hồi phục nhẹ sau phiên rơi tự do
- ·Sa Pa bung hàng loạt ưu đãi 'đỉnh nóc kịch trần' dịp cao điểm du lịch săn mây
- ·35 năm khẳng định vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam của Saigon Co.op
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 22/11: Tăng phiên thứ tư liên tiếp
- ·Giá vàng giảm mạnh, chuyên gia khuyến cáo gì?
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Một năm đầy ấn tượng về Du lịch và Ẩm thực của Saigontourist Group
- ·Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chi 600 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN
- ·Giá bất động sản 'phi mã', cán bộ công chức mất vài trăm năm mới mua được nhà
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Top những trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch Đắk Lắk
- ·Giá vàng hôm nay 22/11: Tăng phiên thứ tư liên tiếp
- ·Giá xăng dầu hôm nay 26/11: Quay đầu đi xuống
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Thái Bình hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
- ·Giá vàng giảm mạnh, chuyên gia khuyến cáo gì?
- ·Quốc hội 'chốt' áp thuế VAT 5% đối với phân bón
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
- ·Mục đích của việc tra soát giao dịch ngân hàng
- ·Giá vàng hôm nay 27/11: Hồi phục nhẹ sau phiên rơi tự do
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại, sẽ cố vấn điều hành Quốc Cường Gia Lai
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Bitcoin lần đầu trong lịch sử áp sát 100.000 USD
- ·Giá bất động sản 'phi mã', cán bộ công chức mất vài trăm năm mới mua được nhà
- ·Giá bất động sản 'phi mã', cán bộ công chức mất vài trăm năm mới mua được nhà
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Bất động sản quanh vành đai 4 lại 'nổi sóng'
- ·BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- ·Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam