【lịch thi đấu giải brazil】Khắc đi... khắc đến, lịch sử một cuộc nghề
VHO - Nếu Gánh gánh gồng gồng của “nhà văn trẻ” Xuân Phượng (sinh năm 1929) là lịch sử tự kể của một đời người phụ nữ sống thật dài trên nhân thế,ắcđikhắcđếnlịchsửmộtcuộcnghềlịch thi đấu giải brazil sống cùng đất nước vắt qua hai thế kỷ đầy những biến động dữ dội, thì ở cuốn Khắc đi... Khắc đến (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2024, in lần thứ ba), lịch sử ấy đã co lại thành một đoạn ngắn hơn nhiều…
“Con mắt xanh” và “tấm lòng vàng”…
Khởi đi từ năm 1991, khi bà Xuân Phượng dứt khoát từ chối việc giữ một chân… trông xe đạp ở Nhà hát Lớn Hà Nội, vốn là sự ưu tiên của khu phố cho cán bộ hưu trí xuất sắc như bà, để vào TP Hồ Chí Minh, quyết tâm khởi nghiệp bằng cách mở phòng tranh mang tên Lotus (vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ, năm 2022, bà chỉ còn giữ vai trò cố vấn mỹ thuật cho những người chủ mới). Lịch sử một đời người đã dồn lại thành lịch sử một đời nghề.
Nói khiêm tốn là nghề mua bán tranh, nhưng với bà Xuân Phượng, thật chính xác thì phải nói rằng đó là nghề phát hiện những tài năng hội họa trẻ và mới, mạnh dạn đầu tư lớn về tiền bạc và công sức để đưa những họa sĩ đang âm thầm chật vật loay hoay trong bóng tối ấy ra ánh sáng, bừng rạng trước con mắt của giới sành sỏi mỹ thuật trong nước và trên trường quốc tế. Đây là một sự mạo hiểm, cả về phương diện kinh doanh lẫn phương diện nghệ thuật, bởi không ai có thể chắc chắn rằng cú đặt cược của mình có đúng, có đáng và có hiệu quả sinh lời hay không? Nhưng bà Xuân Phượng vẫn làm, và bà đã thành công.
Những họa sĩ như Đỗ Xuân Doãn, Trương Đình Hào, Đinh Quân, Lê Võ Tuân, Dương Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hải... đã từ sự phát hiện và hỗ trợ ban đầu của bà mà giờ đây trở thành những tên tuổi nghệ thuật đáng kể, ít nhất là trong khu vực, có tranh trong nhiều bảo tàng quốc tế, được nhiều nhà sưu tập trên thế giới săn đón. Chính là như thế đấy, bà Xuân Phượng, “con mắt xanh” và “tấm lòng vàng” trong nghệ thuật.
Dày đặc trong Khắc đi... Khắc đến là chuyện về những chuyến đi của đoàn Lotus Gallery do bà Xuân Phượng dẫn đầu. Đi khắp các châu lục trên thế giới với tư cách một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh một mặt hàng - đó là tranh (sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, khắc gỗ... đủ loại). Đi để tổ chức triển lãm tranh, bán tranh và tìm kiếm những mối “ăn hàng” lâu dài về sau. Mục tiêu trước mắt là vậy.
Tuy nhiên, tranh là hàng hóa, nhưng đồng thời là nghệ thuật, là văn hóa, là tư tưởng và cảm xúc của người họa sĩ Việt Nam đã từ thế giới bên trong mà trình hiện thành sự phong phú đa dạng các hình khối, đường nét, hòa sắc và chuyển động. Do vậy những chuyến xuất ngoại của bà Xuân Phượng, không thể nói khác, còn có ý nghĩa lớn hơn nữa, như bây giờ người ta nói mãi thành quen: “Mở rộng hợp tác và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với quốc tế”; “Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thông qua hội họa (và nghệ thuật tạo hình nói chung)”…
Đặc biệt, nếu chú ý tới bối cảnh thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, khi việc hội nhập của văn hóa nghệ thuật Việt Nam vào dòng chảy chung của văn hóa nghệ thuật thế giới đương đại còn khá mới mẻ, nhiều bỡ ngỡ, thì quả thật những chuyến mang tranh Việt Nam ra nước ngoài triển lãm của bà Xuân Phượng là hoạt động mang tính tiên phong rất cao. (Nhấn mạnh, đó hoàn toàn là hoạt động tư nhân tự túc, không nhận bất cứ một sự hỗ trợ nào của nhà nước).
Tất nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng, nhất là vào những buổi đầu của công cuộc đem tranh đi… bán xứ người. Lạ nước lạ cái, lạ phong thổ, khí hậu và đồ ăn, lúng túng trước những luật lệ xuất nhập cảnh hay những quy định về triển lãm, trưng bày ở các thành phố nước ngoài, bà Xuân Phượng và đoàn Lotus của bà đã gặp không ít gian truân, những cảnh huống éo le ngoài sức tưởng tượng. Nhưng cái được thì lớn hơn thế rất nhiều. Đó là tranh Việt Nam và họa sĩ Việt Nam - rộng hơn nữa là văn hóa mỹ thuật Việt Nam đương đại - được đón nhận nồng nhiệt, bán tốt, mọi người vừa có tiền lại vừa được mở rộng tầm trải nghiệm và kiến văn trong những không gian văn hóa xã hội mới, khác biệt, đa dạng và phong phú.