【xem bong da trưc tuyen】Cần đổi mới tư duy trong tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:19:16 评论数:

Thời gian qua,ầnđổimớitưduytrongtiếntrìnhcổphầnhóathoáivố<strong>xem bong da trưc tuyen</strong> Bộ NN&amp;amp;PTNT đã tiến hành cổ phần hóa các DNNN vượt chỉ tiêu được giao.

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tiến hành cổ phần hóa các DNNN vượt chỉ tiêu được giao.

Trước thềm năm mới Đinh Dậu 2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN xung quanh nội dung này .

PV: Thưa Thứ trưởng, ông đánh giá thế nào về tiến độ thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp (DN) do Bộ NN&PTNT là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đến thời điểm hiện nay?

- Thứ trưởng Hà Công Tuấn:Lãnh đạo Bộ xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, phải nghiêm túc thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu DN mà trọng tâm là CPH, thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN ngành Nông nghiệp.

Đến nay, Bộ NN&PTNT đã tổ chức CPH 15 tổng công ty (TCT) 100% vốn nhà nước mô hình công ty mẹ - con, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; sắp xếp 13 DN khoa học công nghệ; CPH, giải thể một số DN độc lập. Hiện nay, Bộ NN&PTNT chỉ còn 2 TCT và 2 DN độc lập thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là DN 100% vốn nhà nước.

Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính của các DN: Với tổng số vốn theo sổ sách các DN đã đầu tư ngoài ngành khoảng 2,3 ngàn tỷ đồng, đến 30/9/2016 đã thoái được vốn là hơn 1.570 tỷ đồng; giá trị thu về hơn 2.187 tỷ đồng, kết quả thoái vốn có lãi tổng cộng khoảng 49%. Tuy nhiên, số còn lại thoái khó khăn hơn, có thể có những dự án sẽ lỗ vốn đầu tư, nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố, chọn thời điểm thoái có lợi nhất để bảo toàn vốn, không thể chỉ vì thành tích mà thoái bằng mọi giá.

Hà Công Tuấn

Thứ trưởng Hà Công Tuấn

Công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp tại 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế và TCT (địa phương, DN) đến ngày 31/10/2016, Bộ NN&PTNT đã thẩm định 41/41 phương án tổng thể của địa phương, DN, trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng số công ty nông, lâm nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (NĐ 118) là 254 công ty gồm: 120 công ty nông nghiệp; 134 công ty lâm nghiệp. Với những kết quả tổng quát trên đây có thể thấy rằng, Bộ NN&PTNT và các DN đã có nhiều cố gắng, thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, có những việc rất phức tạp, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Bộ NN&PTNT đã hoàn thành tốt công tác tái cơ cấu DN.

PV: Bộ NN&PTNT là một trong 3 bộ có tiến độ CPH và thoái vốn nhà nước nhanh nhất. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, vướng mắc lớn nhất của quá trình CPH các công ty nông, lâm nghiệp là về đất đai. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào về vấn đề này?

- Thứ trưởng Hà Công Tuấn:Trong thời gian qua, nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo, cơ bản công tác tái cơ cấu đang được thực hiện theo kế hoạch nên cổ phần hóa đã vượt chỉ tiêu được giao. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng một số DN chưa thực sự quyết liệt thực hiện tái cơ cấu và CPH, làm ảnh hưởng tới kế hoạch chung của Bộ; việc đổi mới quản trị DN, tái cơ cấu tài chính,... chuyển biến chậm, chưa đạt các yêu cầu đặt ra trong các đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

Một số ít công ty nông, lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý đất, nhưng không quản lý được để phục vụ sản xuất kinh doanh, hầu hết đã giao khoán cho các hộ dân tự sản xuất kinh doanh, còn công ty chỉ đứng ra thu khoán. Tình trạng tranh chấp đất đai, người nhận khoán mua đi bán lại đất canh tác diễn ra rất phức tạp. Quy định của pháp luật về đất đai và NĐ 118 có chủ trương mới, những DN nào khoán trắng đất canh tác, không quản lý được đất đai, vườn cây, sản phẩm phải rà soát trong quá trình tái cơ cấu DN. Mục đích để vừa đảm bảo cho DN có quy mô đất đai đủ để phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, vừa đáp ứng nhu cầu để người dân trên địa bàn có đất sản xuất giữ ổn định nông thôn.

PV: Bước sang năm 2017, Bộ NN&PTNT có kế hoạch triển khai tái cơ cấu DNNN như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Thứ trưởng Hà Công Tuấn:Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch cụ thể về tái cơ cấu DN do Bộ làm chủ sở hữu vốn Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và phê duyệt Đề án tái cơ cấu của từng DN với mục tiêu tổng quát là các DN thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sẽ cơ bản hình thành CPH vào năm 2018. Theo đó, năm 2016 - 2017 tiếp tục hoàn thành các công việc để kết thúc CPH các DN đang triển khai; năm 2017 - 2018 CPH Công ty mẹ 2 TCT 100% vốn nhà nước (Cà phê Việt Nam, Lương thực miền Bắc), Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Hạ Long, sắp xếp Công ty In NN&PTNT.

Đối với DN công ích còn 4 DN, Bộ NN&PTNT đã đề nghị Thủ tướng cho phép thí điểm triển khai CPH. Đối với sắp xếp công ty nông lâm nghiệp, tiếp tục tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các hình thức sắp xếp quy định tại NĐ 118. Tổ chức giám sát thực hiện các đề án của các địa phương, bộ, ngành được Thủ tướng giao để đảm bảo quá trình hoàn thành cơ bản trong năm 2017. Đồng thời, hoàn thành công tác thoái phần vốn nhà nước tại TCT Mía đường II – Công ty cổ phần, TCT Thủy sản Việt Nam - Công ty cổ phần, đồng thời thực hiện thoái phần vốn góp của tập đoàn, các TCT tại DN khác theo kế hoạch 2016 - 2020.

PV: Để tái cơ cấu DN nhà nước thành công, việc đổi mới tư duy trong tiến trình CPH là giải pháp căn bản giúp ngành Nông nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao. Qua thực tế triển khai của ngành thời gian qua, Thứ trưởng có bình luận gì về điều này?

- Thứ trưởng Hà Công Tuấn:Đúng vậy, theo tôi cần phải đổi mới tư duy trong cách làm từ người đứng đầu ngành. Phải thật sự quyết tâm CPH, không vì bất kỳ lý do gì mà trì hoãn kéo dài. Hầu hết ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại DN thì Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, thậm chí nên thoái hết vốn nhà nước. Vì vậy, những DN chưa CPH thì chúng ta sẽ CPH theo cách Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối; đối với vốn nhà nước tại các DN cổ phần thì tiếp tục thoái vốn nhà nước đang giữ tại các DN này.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Công tác sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP: Yêu cầu các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp trên thực tiễn theo đúng phương án tổng thể, đề án được phê duyệt, cơ bản hoàn thành chậm nhất vào quý II/2017.

Nam Khánh (thực hiện)

最近更新