当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【trận đấu sunderland】Mượn mác gia công để gian lận thuế

muon mac gia cong de gian lan thue

Cơ quan Hải quan bắt giữ một lô hàng gạch men. Ảnh minh hoạ.

Mới đây,ượnmácgiacôngđểgianlậnthuếtrận đấu sunderland Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện có nhiều DN nhập khẩu xương gạch ceramic, đặc biệt là xương gạch granite có xuất xứ từ Trung Quốc vào Việt Nam. Khi NK, DN khai báo hàng là bán thành phẩm hoặc nguyên liệu cho sản xuất gia công tiếp công đoạn mài bóng sau đó gắn nhãn mác Việt Nam XK để hưởng ưu đãi thuế từ C/O Việt Nam.

Theo các quy định hiện hành đối với hàng hoá XK, NK có xuất xứ không thuần tuý thì hàm lượng gia công phải đạt ít nhất 30% giá trị hàng hoá được sản xuất ra thì mới được hưởng ưu đãi thuế NK và sau khi gia công tiếp thì được coi là có xuất xứ từ Việt Nam. Trong khí đó, xương gạch được kê là bán thành phẩm hoặc nguyên liệu cho công đoạn sản xuất tiếp theo để hưởng ưu đãi thuế trong các lô hàng NK nêu trên có chi phí tiếp theo của công đoạn gia công không quá 10% giá trị hàng hoá được sản xuất ra. Như vậy, căn cứ vào quy định này, xương gạch không được coi là bán thành phẩm hoặc nguyên liệu gia công hưởng các ưu đãi và xuất xứ từ Việt Nam khi XK.

Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho rằng, thực trạng trên vừa gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, vừa ảnh hưởng đến các DN sản xuất gạch men trong nước. Chính vì thế, Hiệp hội đã có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan không cho phép NK xương gạch ceramic, granite để thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời đảm bảm cho ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh từ việc gian lận gây nên.

Cũng với hành vi lợi dụng ưu đãi gia công như nêu trên, cuối năm 2011, Cục Hải quan Đồng Nai cũng đã phát hiện một DN có vốn đầu tư nước ngoài (KCN Nhơn Trạch - Đồng Nai) đang thực hiện việc thay thế các nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Trung Quốc (Made in China) bằng nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Việt Nam (Made in Viet Nam) trên lô hàng Trichloroisocyanuric acid. Tại hiện trường có 13 kiện hàng (mỗi kiện 1 tấn) đã được gỡ bỏ nhãn mác Trung Quốc để dán nhãn mác Việt Nam, còn 87 kiện hàng chưa kịp thay nhãn mác. Qua điều tra, DN này khai nhận, lô hàng Trichloroisocyanuric acid nói trên có số lượng 100 tấn (100 kiện) có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, được DN này mua từ một công ty khác. Sau khi mua lô hàng, DN không thực hiện bất cứ công đoạn sản xuất, chế biến nào mà chỉ thay nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam để hàng hóa mang xuất xứ Việt Nam, sau đó làm thủ tục xuất khẩu trực tiếp sang một nước khác để hưởng ưu đãi thuế từ xuất xứ Việt Nam.

Chí Hiếu

分享到: