Ngành Thuế được đánh giá đã vào cuộc quyết liệt,ồinợthuếtrận đấu đức tích cực trong công tác thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên, với mức đảm bảo số nợ thuế đến 31/12/2015 không vượt quá 5% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), đang đòi hỏi ngành Thuế phải cố gắng, triển khai nhiều biện pháp hơn nữa. Còn thiếu chính sách về thu hồi nợ thuế Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, trong năm 2015, Tổng cục Thuế phải tăng cường các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế như: Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá, đề xuất các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Rà soát danh sách người nộp thuế cố tình chây ỳ. Tuy vậy, các doanh nghiệp (DN) vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như gặp khó về vay vốn do điều kiện cho vay của các ngân hàng ngày càng chặt chẽ; DN tập trung toàn bộ nguồn tài chính vào sản xuất. Chính vì thế một số DN không kịp nộp vào ngân sách nhà nước các khoản nợ cũ và nợ mới phát sinh. Hơn nữa, theo Tổng cục Thuế, để phong toả tài khoản DN là không dễ, vì DN mở nhiều tài khoản ở ngân hàng nên cơ quan thuế phải phối hợp với hệ thống ngân hàng ở các tỉnh, thành phố để siết nợ. Mặt khác, các tổ chức tín dụng chưa cung cấp thông tin kịp thời, cơ quan thuế chỉ nắm được tài khoản không có số dư hoặc số dư nhỏ không đủ số thuế nợ để cưỡng chế. Tình trạng DN nợ thuế rồi bỏ trốn hoặc chuyển sang địa bàn khác thành lập DN mới là do việc thành lập DN quá dễ dàng nhưng quản lý còn lỏng lẻo. Đặc biệt, một số DN có nợ tiền thuế hoặc bị truy thu với số tiền thuế lớn không có khả năng thanh toán, thì ngay lập tức bỏ khỏi địa điểm kinh doanh sau đó thành lập một công ty khác do hiện nay Luật Quản lý thuế không có quy định nào đối với các chủ thể nợ tiền thuế thì không được phép thành lập công ty mới. Đồng thời, các chế tài xử lý khi DN vi phạm chưa đủ mạnh, do vậy gây khó khăn nhiều cho cơ quan thuế. Theo Tổng cục Thuế, đối với biện pháp cưỡng chế về tài sản, hiện chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng và người nợ thuế cũng không còn tài sản hoặc tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng nên cơ quan thuế không thể cưỡng chế. Ngoài ra, biện pháp kê biên tài sản cũng không đạt hiệu quả cao do phải chờ thẩm định giá và chi phí thường cao. Các vụ án liên quan đến nghĩa vụ thuế chậm được xét xử cũng gây khó thu hồi nợ. Kinh nghiệm thu nợ của một chi cục thuế Theo Phó Chi cục Thuế Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) Nguyễn Văn Hùng, mặc dù Tam Đảo có số lượng người nộp thuế không nhiều, nhưng toàn chi cục xác định công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong các chức năng quan trọng của Luật Quản lý thuế đã quy định. “Để thu được đồng tiền thuế đã là vất vả, song thu được đồng tiền nợ thuế từ người nộp thuế còn vất vả gấp bội. Mỗi cán bộ của chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng như vậy để hành xử với phương châm: Để thu được thuế và thu được nợ trước hết phải thu được lòng dân (tức là người nộp thuế - NNT)” - anh Hùng cho biết. Trong năm qua, Chi cục Thuế Tam Đảo đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chi cục đã xây dựng kế hoạch quản lý nợ, giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đội, cán bộ thuế và gắn kết quả thu nợ làm căn cứ bình xét thi đua, tăng cường nguồn nhân lực cho bộ phận thu nợ thuế. Bên cạnh đó, Chi cục đã tăng cường đôn đốc thu, đảm bảo thu đủ số thuế đã kê khai, không để nợ mới phát sinh các khoản nợ thế được gia hạn đến hạn nộp; chỉ đạo các đội thuế liên xã, đội kiểm tra, đội quản lý nợ phân loại nợ, phân tích, đánh giá rõ thực chất tình hình nợ thuế, xử lý các khoản nợảo nợ chờ điều chỉnh như: Tính chất, mức độ, nguyên nhân nợ của từng NNT để có biện pháp đôn đốc thu nộp và xử lý các khoản nợ đọng thuế, đối chiếu, điều chỉnh ngay các khoản nợ sai sót. Một những biện pháp không thể thiếu là tham mưu cho UBND huyện, ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp NSNN của huyện chỉ đạo kịp thời các ngành chức năng có liên quan trên địa bàn phối hợp để thu hồi nợ thuế, đặc biệt là cưỡng chế nợ thuế./. Minh Đức |