【tỷ lệ kèo nhà cái tối nay】Rời bục giảng nhưng vẫn nặng lòng với trò nghèo
Bằng tâm huyết và lòng yêu nghề,ờibụcgiảngnhưngvẫnnặnglngvớtỷ lệ kèo nhà cái tối nay dù đã rời xa bục giảng nhưng nhiều cựu giáo viên vẫn ngày ngày tận tụy gieo mầm xanh tri thức ở những lớp học tình thương do chính mình mở ra.
Hơn 8 năm qua, lớp học tình thương của cô Mai đã góp phần giúp nhiều học sinh chậm tiến bộ, theo kịp bạn bè cùng trang lứa.
Còn sức còn dạy…
Ven con đường về xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, hỏi thăm lớp học tình thương của cô Lâm Ngọc Sương, 69 tuổi, ở ấp Phước Thạnh, hầu như ai cũng biết rõ về lớp học đặc biệt này. Bởi lớp học được mở tại nhà, chỉ có ít bộ bàn ghế cũ chắp vá được cô xin ở các trường xung quanh, nhưng rất đông học sinh theo học. Đến với nghề giáo viên từ trước năm 1972, cô Sương công tác ở nhiều trường trên địa bàn xã, đến năm 2005 cô chính thức về hưu và mở lớp học tình thương tại nhà. Nói về cơ duyên để mở lớp học này, cô Sương tâm sự: “Sau khi về hưu, ban đầu tôi chỉ có ý định mở lớp dạy cho các cháu trong nhà thôi. Rồi nhiều phụ huynh ở địa phương đặc biệt là gia đình nghèo lo kiếm ăn mỗi ngày không có thời gian hay không biết chữ để dạy cho con cháu, thấy vậy cũng xin gửi các em đến học”.
Lớp học tình thương của cô Sương được mở xuyên suốt trong năm với 2 buổi sáng chiều. Khi học sinh vào học chính thức ở trường, lớp sẽ dạy vào thứ 7 và chủ nhật, còn thời gian hè thì học vào ngày thứ trong tuần. Cứ như vậy, lớp học của những ngày đầu chỉ có 5-7 em, giờ đã có từ 10-25 em. Cứ 7-9 giờ sáng học sinh khối lớp 1 và 2 lại tập trung đông đủ ở nhà cô để bắt đầu học, sau đó 9-11 giờ là lớp học của học sinh khối 3-4. Riêng buổi chiều từ 13-15 giờ là lớp học dành cho học sinh khối 5. Lớp học có điểm danh đàng hoàng, lịch học phân chia cụ thể: hôm thì tập viết, hôm thì làm phép tính, cứ thế cô Sương kèm cặp cho từng em từ việc cơ bản nhất đánh vần, đến thực hiện những phép tính phức tạp.
Khi được hỏi vì sao đã về hưu nhưng cô vẫn tiếp tục gắn bó với nghề bằng việc không công, cô Sương mỉm cười: “Nghề giáo viên là nghề truyền thống của gia đình, từ đời cha tôi, đến tôi và giờ là các con tôi đều theo nghề. Không biết từ khi nào mà nghề giáo đã thấm sâu, thôi thúc tôi còn sức là còn mong muốn được dạy học. Nhớ hồi còn nhỏ, lúc tôi mới học lớp 2 đã ham làm cô giáo, tôi lấy khăn tắm buộc lại làm áo dài, rồi cầm thước chỉ lên bảng giả làm cô giáo. Lớn lên trong nhà có cha, các cô, cậu cũng theo nghề dạy giáo, càng thôi thúc tôi chọn và gắn bó với nghề”.
Cô kể, sau khi lập gia đình cô Sương sinh được 3 người con nhưng do đồng lương từ nghề dạy giáo quá ít, nên chồng cô đã khuyên bỏ nghề để đi buôn bán. Tuy nhiên, cô vẫn quyết tâm bám trụ với nghề, cũng vì vậy vợ chồng cô chia tay nhau. Do đồng lương giáo viên thời bao cấp quá ít lại đông con, ngoài thời gian ở trường, 3 giờ sáng mỗi ngày cô đều thức dậy nấu xôi, để kịp bán vào lúc 5 giờ sáng trên dọc đường đến trường đi dạy. Không chỉ vậy, cô còn tranh thủ giờ nghỉ trưa để làm sinh tố bịch, đi bán dạo xung quanh. “Hồi xưa khổ lắm, nghèo tới nổi thằng con trai lớn do không có tiền đóng tiền trường bị cấm thi, tôi phải năn nỉ, làm cam kết với nhà trường là lãnh lương rồi ra đóng sau. Còn thằng con trai thứ hai, tôi gửi học Cần Thơ đóng tiền cơm hàng ngày, nhưng có tháng chưa nhận lương chưa có tiền đóng tiền cơm, thằng nhỏ phải nhịn ăn cơm cả tuần. Nhớ lại những gì mình đã trải qua, tôi càng thấm thía nỗi vất vả của những gia đình nghèo. Vì vậy, nhiều năm nay tôi luôn cố gắng duy trì lớp học tình thương này”, cô Sương chia sẻ.
Dạy chữ, dạy cả cách làm người
Còn ở ấp Đông Sơn, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, cũng có một lớp học tình thương dành cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ chậm tiến bộ… được cô Đoàn Huỳnh Mai, 68 tuổi, mở tại nhà hơn 8 năm qua. Cô Mai bộc bạch: “Từng là giáo viên đứng lớp, nên khi nghỉ hưu nhớ nghề lắm. Thấy ở địa phương có nhiều học sinh nghèo, nhiều học sinh chậm tiến bộ… không theo kịp bạn bè đồng trang lứa. Từ đó, tôi mới nảy ra ý định mở lớp học tình thương miễn phí này. Lớp học hiện được mở xuyên suốt, nếu trong thời gian học, các em có thể học trái buổi với giờ ở trường, còn hè thì sáng và chiều các ngày thứ trong tuần”.
Từng là giáo viên chuyên dạy học sinh cá biệt, chậm tiến bộ… nên cô Mai luôn biết cách để giúp các em theo kịp bạn bè trang lứa. Nhờ đó, nhiều em theo học ở lớp tình thương do cô dạy đã tiến bộ rõ nét theo kết quả đánh giá cuối năm của các trường. Không chỉ dạy chữ, dạy tính toán, cô còn dạy các em cách ăn nói lễ phép, biết kính trên nhường dưới…
Do hoàn cảnh gia đình, đến năm 35 tuổi cô Mai mới xin đi dạy, không ngại khó khăn vất vả, những ngày đầu đi dạy khi lộ làng còn chưa có, cô lội bộ hàng cây số để đến trường. Đồng cảm với học sinh nghèo, trong thời gian đi dạy ở các trường, cuối mỗi năm cô thường tận dụng các tờ giấy trắng của bài kiểm tra để đóng cuốn tặng cho học sinh nghèo hay xin từng bộ quần áo cũ của người quen tặng cho phụ huynh học sinh. Cứ thế, hình ảnh về một cô giáo hết lòng với học trò nghèo, học trò khó khăn dần ăn sâu trong lòng nhiều thế hệ học sinh tại Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 4 và Trường THCS Ngô Hữu Hạnh ngày nay.
Tấm lòng đáng trân trọng Với lòng yêu nghề, cuộc hành trình gieo mầm xanh tri thức cho đời của cô Sương và cô Mai sẽ không có điểm dừng, như những gì được hai cô chia sẻ “Còn sức khỏe là còn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đến khi nào nhắm mắt xuôi tay mới thôi”. Qua năm tháng, những lớp học tình thương của các cô đã giúp nhiều học sinh nghèo, học sinh kém may mắn… vượt lên mặc cảm trên con đường tìm đến con chữ. |
Bài, ảnh: AN NHIÊN
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/696c298503.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。