“Người Mỹ nói chung thường có xu hướng cho rằng tầng lớp trung lưu nước này nằm trong nhóm những người giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên,ớitrunglưuMỹkhônggiàunhưtanghĩket qua h2 duc sự thật lại không phải như vậy. Tài sản của giới trung lưu Mỹ hiện ở mức khá thấp nếu so với các quốc gia công nghiệp lớn khác,” giáo sư kinh tế tại Trường Đại học New York ông Edward Wolff nhận định.
Theo ông Jim Davies, Giáo sư kinh tế tại Trường Đại học Western ở Ontario (Canada), đồng thời cũng là đồng tác giả của báo cáo nói trên, bất động sản chính là nguyên nhân then chốt giải thích vì sao mà “hầu bao” của người trung lưu Mỹ lại ít hơn các quốc gia khác như Tây Ban Nha hay Ý.
Tỷ lệ sở hữu nhà ở nhiều nước Châu Âu hiện cao hơn nhiều so với Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc người dân Châu Âu nắm giữ trong tay nhiều tài sản hơn, vị Giáo sư này cho biết.
Không chỉ vậy, các nhà phân tích nhận định, tầng lớp trung lưu Mỹ cũng là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thị trường nhà đất nước này sụp đổ hồi cuối thập kỷ trước. Thống kê của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, tài sản của các hộ gia đình Mỹ trong năm 2010 chỉ đạt 77.300 USD/hộ, giảm 40% so với 3 năm trước đó.
“Giá nhà thay đổi đã có những ảnh hưởng lớn đến tài sản của những người ở tầng lớp trung lưu Mỹ,” Giáo sư Davies nhận xét.
Có một nghịch lý là trong khi tài sản của tầng lớp trung lưu đang đi xuống thì tài sản của giới siêu giàu tại Mỹ lại có chiều hướng tăng lên. Theo số liệu của hãng nghiên cứu tài sản Wealth X và UBS Billionaire Census 2013, gần một phần tư tỷ phú thế giới hiện sống tại Mỹ với tổng tài sản đạt 2.064 tỷ USD. Trong đó, bang California đóng góp nhiều nhất với 20%, xếp sau là New York và Texas. Phụ nữ Mỹ cũng nắm trong tay 1.200 tỷ USD, nhiều hơn tất cả các nước khác trên thế giới./.
Thu Trà (theo CNN Money)