Tăng chủ động nguồn cung nguyên liệu trong nước
Thông tin về một số kết quả hoạt động trong tháng 5,ệthươngmạivớiTrungQuốcnổibậttronghọpbáoBộCôngthươtỷ số ngoại hạng ý Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sản xuất của ngành dệt may trong tháng 5 sụt giảm nhẹ, có thời điểm ngừng trệ, gián đoạn tại một số DN do các phần tử xấu lợi dụng tình hình căng thẳng tại Biển Đông gây rối quá khích tại một số khu công nghiệp địa phương.
Theo đó, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tháng 5 ước đạt 27,2 triệu m2, giảm 5,4% so với tháng 4; tính chung 5 tháng ước đạt 129 triệu m2, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tháng 5 ước đạt 59,2 triệu m2, chỉ tăng 1,4% so với tháng 4; nhưng tính chung 5 tháng đạt 274 triệu m2, giảm 4,2% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 5 ước đạt gần 1,45 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4 năm 2014; tuy nhiên tính chung 5 tháng ước đạt 7,44 tỷ USD, tăng 17,0% so với cùng kỳ.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, hiện nay, để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện khai thác cơ hội đến từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự chủ động về nguồn cung trong ngành (nhất là sợi, dệt nhuộm) đang gia tăng nhanh chóng. Một loạt DN sản xuất sợi quy mô lớn trong nước đều có kế hoạch mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cung cấp sợi, giảm dần giá trị nhập khẩu.
Cũng theo ông Hải, trước những căng thẳng về tình hình Biển Đông trong thời gian vừa qua, để tránh việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn kêu gọi các DN trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu, như: có thể nhập khẩu xơ từ thị trường tiềm năng như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia; nhập khẩu sợi từ thị trường Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia...
Theo báo cáo của Bộ Công thương, cũng giống như ngành dệt may, trong tháng sản xuất của ngành da giày cũng bị gián đoạn, sản lượng giầy dép da tháng 5 ước đạt 23,3 triệu đôi, giảm 2,4% so với tháng trước.
Cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ Công thương. Ảnh: Duy Thái |
Hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Diễn biến tương tự như cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, chủ đề làm thế nào để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là câu hỏi được nhiều cơ quan báo chí quan tâm nhất trong cuộc họp báo của Bộ Công thương.
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, đối với thị trường Trung Quốc, hiện chúng ta có 5-6 mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: hàng nông sản chế biến, thủy sản, điều, cao su, hoa quả,…
Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc rất nhiều và các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt là dệt may, da dày, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản,…Việc giảm sự phụ thuộc vào một vài thị trường lớn không phải là vấn đề chỉ sau khi có sự biến động trên biển Đông mới được nêu ra mà đã được nêu và bàn từ lâu.
"Chúng ta luôn xác định, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường kể cả xuất khẩu và nhập khẩu. Chính phủ và các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công thương với vai trò là cơ quan đầu mối về các hoạt động công - thương, cũng đã có những biện pháp. Theo đó, muốn giảm nhập siêu thì chỉ có hai cách: tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Thời gian qua, việc tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã được thực hiện khá tốt, khi 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đã tăng 28,4%. Đây là một con số ấn tượng", ông Hải nói.
Còn để giảm nhập khẩu thì chỉ còn một cách duy nhất là tăng cường sản xuất trong nước. Hiện các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đang có nhiều cố gắng, hoặc dệt may, các mặt hàng thành phẩm cũng đã được chú trọng và làm rất tốt.
Ngoài hai biện pháp này, theo ông Hải, cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đang được tiến hành rất quyết liệt. Nếu điều này làm tốt, thì với một thị trường 90 triệu dân như Việt Nam, lượng hàng hóa của các DN trong nước sẽ được tiêu thụ tốt, cũng như con số nhập khẩu sẽ giảm đáng kể.
“Những việc như trên không phải bây giờ mới đặt ra mà đặt ta từ lâu, nhưng có cảm giác các DN, nhà quản lý, địa phương vẫn nghĩ rằng chưa quyết liệt để thực hiện. Tuy nhiên, qua sự kiện về biển Đông trong tháng 5 cho thấy, dù đây là việc không tốt cho đất nước; nhưng lại là một cú hích để những việc chúng ta đang làm phải làm mạnh hơn. Đây thực sự là việc kêu gọi lòng yêu nước trong tất cả mọi người, từ các cơ quan quản lý đến các DN và người dân”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh./.
Duy Thái