Hãng tin RT dẫn lời ông Jens Stoltenberg ngày 12/6 cho biết,óiUkrainecóthểphảiđổilãnhthổlấyhòabìxep hang hy lap liên minh do Mỹ đứng đầu nhắm tới việc củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, quan chức này nói thêm bất cứ một thỏa thuận nào cũng liên quan tới thỏa hiệp, gồm cả lãnh thổ.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Tổng thư ký NATO nói, phương Tây sẵn sàng "trả giá" để củng cố quân đội Ukraine, nhưng Kiev sẽ phải có một số nhượng bộ về lãnh thổ với Moscow để kết thúc cuộc xung đột hiện nay.
"Có thể có hòa bình. Song, vấn đề duy nhất ở đây là Kiev sẵn sàng trả giá thế nào cho hòa bình? Từng nào lãnh thổ, từng nào độc lập, từng nào chủ quyền... mà Ukraine sẵn sàng hy sinh để đổi lấy hòa bình".
Ông Stoltenberg không nói Ukraine nên chấp nhận điều khoản nào và chỉ cho hay "người trả giá cao nhất sẽ là người ra quyết định". Quan chức này nói thêm, NATO và phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho người Ukraine để họ hành động hiệu quả khi thương thuyết về một giải pháp.
Tổng thư ký NATO không trực tiếp tán thành việc nhượng lãnh thổ của Ukraine song ông đã nêu ra ví dụ của Phần Lan, vốn từ bỏ Karelia lại cho Liên Xô như một phần của thỏa thuận hòa bình trong thời Thế chiến II. Ông Stoltenberg mô tả thỏa thuận Phần Lan - Liên Xô là một trong những lý do mà Phần Lan có thể thoát khỏi Thế chiến II với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Tuyên bố của ông Stoltenberg đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến rằng Ukraine có thể sớm bị những người ủng hộ phương Tây ép vào một thỏa thuận hòa bình. Trong khi giới chức Mỹ và Anh công khai tuyên bố, Ukraine có thể thắng trong cuộc chiến với Nga thì một bài báo gần đây của CNN viết, các quan chức Washington, London và Brussels họp bàn về một lệnh ngừng bắn, thỏa thuận hòa bình mà không có đại diện Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cho hay, một số quốc gia nước ngoài giấu tên đang thúc đẩy Ukraine đi tới một thỏa thuận khi các nước ủng hộ Kiev đang ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công khai bác bỏ việc kêu gọi ông Zelensky từ bỏ lãnh thổ để đổi lấy việc chấm dứt các hành động thù địch. Trước đó, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger lại cho rằng đó là điều ông Macron nên làm.
Hồi tháng 5, ông Kissinger đề xuất Ukraine nên chấp nhận quay trở lại nguyên trạng, nghĩa là từ bỏ tuyên bố chủ quyền với Crưm và cho phép Donetsk và Luhansk tự trị. Crưm đã là một phần của Nga từ năm 2014, trong khi Moscow công nhận sự độc lập của Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Luhansk, đều tự xưng, vài ngày trước khi nước này mở chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Ông Zelensky đã nhiều lần thay đổi lập trường về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng. Người đứng đầu Ukraine đã định kỳ bày tỏ sự quan tâm đến việc đàm phán một thỏa thuận với Nga, nhưng sau đó lại bày tỏ quan điểm trái ngược. Dù từng tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán vào cuối tháng trước, ông Zelensky sau đó lại tuyên bố rằng "không gì có thể thay thế nào cho lá cờ Ukraine của chúng tôi" bay trên các nước cộng hòa Donbass.
Hoài Linh