当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kqbd duc 2】Xây dựng thương hiệu muối trắng Tân Thuận

Báo Cà Mau(CMO) Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi có 168 ha sản xuất muối, với 70 hộ, năng suất đạt từ 65-70 tấn/ha/năm.

Muối trắng Tân Thuận là tên gọi của người dân đặt cho loại muối “cao sản” ở Tân Thuận, bởi hạt muối rất sạch, chỉ cần sơ chế là có thể ăn được. Muối ở đây trắng, hột muối giòn xốp chứ không cứng. Theo người dân địa phương, để hạt muối có độ trắng như vậy đòi hỏi người làm phải bỏ nhiều công sức, nhất là công đoạn xử lý phèn và lớp cặn trong nước biển.

Xã Tân Thuận nằm giáp ranh với thị trấn Gành Hào, huyện Ðông Hải, nơi tập trung sản xuất muối nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu và được đặt nhà máy sản xuất muối tinh luyện lớn của tỉnh bạn. Thế nhưng, nguồn muối trắng của Cà Mau đến nay vẫn chưa vào nhà máy tỉnh bạn được, bởi giá thành bán cho nhà máy vẫn chưa tiến đến thoả thuận.

Trong năm 2020, diêm dân tại xã vui mừng khi HTX sản xuất muối đầu tiên tại địa phương được thành lập. Thế nhưng, niềm vui đó chỉ đến với một số người, bởi trong 70 hộ làm muối chỉ có 8 hộ tham gia vào HTX.

Giám đốc HTX Muối trắng Tân Thuận Lý Văn Ðẳng chia sẻ: “Diêm dân cũng giống nông dân làm ruộng, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhất là nghề này đầu lúc nào cũng đội nắng. Muốn kêu gọi người dân vào HTX, trước mắt phải cho người dân thấy được lợi ích khi tham gia”.

Kho trữ muối nhà anh Lý Văn Ðẳng đã đổ đầy, tràn ra khỏi khu mái che.

Từ khi HTX đi vào hoạt động, việc duy nhất diêm dân được hỗ trợ là giá điện, còn lại những vấn đề hỗ trợ khác vẫn nằm trên bàn giấy. Nhiều người chia sẻ, đến cả việc muốn đem giấy tờ ruộng muối đi vay vốn sản xuất còn bị ngân hàng từ chối, do không nằm trong diện hỗ trợ.

Từ lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đến nay, việc giao thương trở nên khó khăn, thương lái các tỉnh bạn không thể đến mua, nên trữ lượng muối của diêm dân Tân Thuận tồn rất nhiều. Tuy giá thành cao, nhưng kho trữ không đủ sức chứa, nên phải che tum ngoài ruộng, từ đó thất thoát sản lượng khá cao, mỗi năm từ 5-10%.

Về lượng muối tồn đọng trong kho, anh Lý Văn Ðẳng cho biết: “Tính đến thời điểm này là 90 tấn. Ðây là lượng muối tồn từ năm 2020 đến nay, cũng là tình trạng chung của các hộ làm muối tại xã. Bên cạnh đó, phí vận chuyển cao, hiện giá nhân công 1 giạ muối (30 kg) là 5.000 đồng/lượt chuyển, thêm phí tàu ghe vận chuyển, trừ hết chi phí, lãi mỗi giạ muối 20.000 đồng”.

Với quy mô sản xuất muối năng suất cao như hiện nay, bình quân mỗi năm diêm dân Tân Thuận sản xuất hơn 10.000 tấn muối trắng. Tuy nhiên hiện tại, việc tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thương lái địa phương khác, còn tại địa phương chỉ phục vụ hậu cần nghề đánh bắt thuỷ hải sản.

Ông Hồ Quan Thuỳ, phụ trách lĩnh vực nông nghiệp xã Tân Thuận, cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang làm quy trình xây dựng thương hiệu Muối trắng Tân Thuận. Hỗ trợ tư vấn bà con diêm dân tham gia HTX để xây dựng thương hiệu muối sạch, từ đó kết nối với các doanh nghiệp, hỗ trợ bao tiêu đầu ra sản phẩm”.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận Trần Quốc Khải cho biết: “Thời gian qua, hầu hết bà con ảnh hưởng kinh tế bởi đại dịch Covid-19. Xã có nhiều giải pháp hỗ trợ bà con phục hồi kinh tế, trong đó có nghề làm muối của diêm dân tại xã. Hiện còn nhiều hạn chế do đang thực hiện Chỉ thị 16. UBND xã cũng đã cấp giấy phép vận chuyển cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh”.

Ông Khải cho biết, sắp tới muối trắng Tân Thuận sẽ đăng ký thương hiệu OCOP. Việc làm này nhằm khẳng định thương hiệu muối của địa phương, bên cạnh đó sẽ thúc đẩy giao thương với các doanh nghiệp, đặc biệt là đưa nhãn hàng muối ăn của địa phương vào hệ thống các siêu thị trong toàn quốc. Ðây là giải pháp phải thực hiện lâu dài./.

 

Phương Diện

 

分享到: